Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân gây sâu răng cha mẹ cần tránh cho con trong mùa tựu trường

Thứ tư, 10:28 30/09/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Khi răng sâu sẽ gây đau, hơi thở có mùi, thậm chí là mất răng nếu răng hư nặng. Đối với trẻ em, sâu răng càng làm bé khó chịu vì khả năng chịu đau của trẻ em vốn kém hơn người lớn.

Sâu răng là quá trình hư hại men răng và ngà răng, xảy ra do vi khuẩn sản sinh ra acid nhờ sử dụng các chất bột đường bám trên răng theo thời gian.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng cần tối thiểu bốn yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương sâu răng. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn, chất bột đường và thời gian.

Sau khi ăn, đường và tinh bột có trong thức ăn sẽ tạo thành mảng bám trên bề mặt răng, vi khuẩn lên men thành axit  gây xói mòn men răng tạo ra các lổ nhỏ li ti. Sau đó, vi khuẩn và axit tiếp tục tác động đến phần răng bị tổn thương và gây sâu răng.

Có quan niệm cho rằng khi vẫn là răng sữa thì thế nào cũng được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn, nó hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc.

Nguyên nhân gây sâu răng cha mẹ cần tránh cho con trong mùa tựu trường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi trẻ bị mất răng cối sữa sớm, các răng ở phía sau răng bị mất sẽ di gần vào khoảng trống mất răng. Điều này gây thiếu chổ cho các răng vĩnh viễn mọc thay thế và hậu quả là bé sẽ có hàm răng mọc xô lệch, kém thẩm mỹ.

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng cần nhanh chóng khắc phục, nếu không có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn gây ra mọc lệch, mọc chậm hay tiêu xương hàm. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện chuyên điều trị răng miệng cho trẻ để bác sĩ khám tình trạng thực tế của lổ sâu và cho giải pháp thích hợp. Trám lỗ sâu răng, điều trị tuỷ răng hoặc bôi thuốc phòng ngừa sâu răng... là những cách điều trị sâu răng ở trẻ em.

Để phòng ngừa bệnh sâu răng cần nhất là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Vì mảng bám được tích tụ qua thời gian nên việc giữ cho răng sạch không có mảng bám cần thực hành hàng ngày tạo nên thói quen chăm sóc răng miệng từ khi trẻ còn nhỏ.

- Cắt giảm thức uống có đường, đồ ăn nhiều tinh bột.

- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày hoặc tốt nhất là đánh răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng 2-3 phút

- Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở vùng kẽ răng nơi mà bàn chải không thể làm sạch được

- Sử dụng sealant nha khoa (một lớp cement phủ trên mặt nhai của răng nhằm chống sâu răng xâm nhập vào trũng rãnh của răng)

BS. CK1. Hồ Vân Phụng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 3 phút trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 22 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 23 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Top