Nguyên nhân tiềm ẩn gây ngứa âm đạo thường bị bỏ qua
Đôi khi, âm đạo quá khô cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng ngứa âm đạo.
Thưa bác sĩ, em đang trong hoàn cảnh rất khổ sở. Đó là em thường xuyên bị . Bình thường, theo em biết thì bị bệnh phụ khoa khiến "vùng kín" bị ngứa. Em không biết mình đang bị bệnh gì nữa, vì âm đạo em hoàn toàn khô, không bị ra nhiều dịch. Bác sĩ cho em hỏi, như vậy là em bị làm sao? Em có cần đi khám hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Lưu Mai)
Trả lời:
Bạn Lưu Mai thân mến!
Rõ ràng, ngứa âm đạo là tình trạng khiến chị em vô cùng khó chịu, khiến các chị em phụ nữ không được thoải mái và tự tin khi hoạt động cũng như giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, dù đây là một bệnh thường gặp nhưng không phải chị em nào cũng hiểu rõ được nguyên nhân cũng như biện pháp phòng tránh.
Khi xuất hiện tình trạng ngứa âm đạo, người bệnh có thể rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau. Trường hợp 1, nếu vùng kín ngứa ngáy đồng thời xuất hiện khí hư trắng thì tức là âm đạo đang bị nhiễm nấm. Trường hợp 2, âm đạo hơi sưng đỏ và thường xuyên cảm thấy nóng rát, dịch tiết ra có mùi hôi tanh thì tác nhân gây bệnh có thể là khuẩn BV. Còn trường hợp 3, đây là trường hợp ít gặp hơn gọi là địa y xơ cứng, khi bị bệnh này, ngoài cảm giác ngứa ngáy, ta còn thấy những mảng trắng bao quanh âm hộ.

Đôi khi, âm đạo quá khô cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng ngứa âm đạo. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa âm đạo lại không liên quan đến các bệnh phụ khoa, nó là phản ứng dị ứng với bao cao su, thuốc tránh thai hoặc các hóa chất trong quần áo của bạn... Đôi khi, âm đạo quá khô cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng ngứa âm đạo.
Đối với những phụ nữ tuổi còn trẻ bị ngứa âm đạo thường được phát hiện do khô âm đạo. Vì vậy, nếu bị ngứa âm đạo không nên cho là bị mắc bệnh phụ khoa mù quáng, rồi dùng sai thuốc khiến bệnh tình trở nên tình trạng xấu hơn.
Cho dù bạn bị ngứa âm đạo ở bất kì mức độ nào, nếu kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ lót thoáng mát, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường vì môi trường nhiều đường và ẩm ướt là môi trường lý tưởng để nấm sinh sôi, phát triển... để bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ tái phát.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo BS Hoa Hồng/Tri thức trẻ

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Y tế - 28 phút trướcGĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện
Y tế - 1 giờ trướcThông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ
Sống khỏe - 2 giờ trướcCụ ông người Nhật từng là bác sĩ tim mạch chia sẻ bí quyết giúp có một cuộc đời khỏe mạnh, sống thọ lâu dài.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 7 giờ trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 8 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 9 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 18 giờ trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Đây là thời gian tốt nhất trong ngày để tập thể dục giảm cân, chuyên gia chỉ ra những việc không làm trước khi tập
Sống khỏe - 21 giờ trướcĐừng tập luyện cả ngày, nếu bạn đang hy vọng giảm cân, thời gian tốt nhất để tập thể dục là vào thời gian này trong buổi sáng.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.