Nhận biết gạo chứa hoá chất bảo quản
Hiện nay, nhiều nguồn thực phẩm bẩn, có hoá chất khiến người tiêu dùng hoang mang. Đặc biệt, những loại gạo chứa chất bảo quản là mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Nguy hại đến sức khoẻ
Trước thông tin để bảo quản gạo được lâu không bị mốc, mọt, nhiều cửa hàng kinh doanh đã phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc và hóa chất xung quanh bao gạo, ngoài ra, một số loại gạo còn được ướp hương liệu tạo nên mùi thơm hấp dẫn.
TS Trịnh Tất Cường chuyên ngành Sinh - Y, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết người sử dụng gần như sẽ không nhận ra được các hóa chất này, kể cả khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng không thể phát hiện ra ngay được. Theo thời gian, lượng hóa chất này sẽ tích đọng lại trong cơ thể và phát tác một số căn bệnh, thậm chí là ung thư.

Nấu cơm ăn không hết để lại qua đêm, đến sáng hôm sau người dân bàng hoàng phát hiện nồi cơm đổi từ màu trắng sang đỏ quạch. Ảnh: NVCC
Có 2 loại chất bảo quản cũng như hương liệu để tăng mùi cho cơm: Chất bảo quản và hương liệu có nguồn gốc từ thực vật và từ nguồn gốc hóa học tổng hợp. Dĩ nhiễn nếu cửa hàng kinh doanh sử dụng thuốc và hương liệu từ thực vật thì giá thành sẽ tăng lên rất nhiều còn nếu dùng từ nguồn gốc từ hóa chất thì lại rất rẻ. Chính vì vậy, các cửa hàng thường dùng hóa chất cho rẻ.
Cách nhận biết
Trao đổi về vấn đề này, TS Trịnh Tất Cường, cho biết để nhận biết gạo có chứa hoá chất bảo quản, có mùi thơm thực sự là rất khó cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, các hóa chất và hương liệu này hầu hết không thể phân biệt hoặc không thể nhận ra bằng con đường thông thường như nhìn, ngửi, ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người tiêu dùng có thể nhận biết được gạo giả. Những loại gạo giả, khi nấu lên ăn sẽ thấy hạt cơm bở, không dẻo, không có hương vị của cơm thông thường.
Ngoài ra, nếu là gạo thông thường mới xay sát sẽ có mùi thơm tự nhiên của cám. Những loại gạo có ướp hương tạo mùi thì gạo thường có độ bóng hơn bình thường. Nếu nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Để có gạo an toàn không có hóa chất bảo quản, người tiêu dùng nên mua ở các đại lý có uy tín nhằm tránh tác hại sức khỏe sau này. Cách lựa chọn khi mua gạo cần quan sát kỹ thấy hạt gạo phải đều, căng, ít hạt gạo bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng và khi chạm vào gạo sẽ cám thấy có một chút bột cám dính lên tay. Trước khi nấu nên vo gạo kỹ để tẩy làm giảm bớt hóa chất nếu có trong bảo quản.
Liên quan đến một gia đình (ở huyện Bình Chánh, TP HCM), mua gạo về nấu cơm ăn. Khi để qua đêm, cơm chuyển từ màu trắng sang màu đỏ quạnh như nhuộm thuốc TS Cường nhận định, mặc dù, trên thị trường có thể có gạo giả, gạo cao su nhưng chắc cũng không biết đổi màu nhanh đến thế. "Đây có thể do nguồn nước nấu cơm đã bị nhiễm một loại chất nào đó hoặc vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu để qua đúng một đêm mà chuyển màu đỏ như hình đã đưa thì tôi nghĩ là hơi khó", TS Cường chia sẻ.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Nếu da khô, bong tróc, cẩn thận dấu hiệu của suy giáp và 5 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo sức khỏe
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Da không chỉ để đẹp – Những thay đổi trên da cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe bạn chớ nên xem nhẹ

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa
Y tế - 15 giờ trướcCác bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.