Nhập viện sau đêm tân hôn, người vợ ngỡ ngàng phát hiện cả đời khó "chiều" chồng
Nhập viện sau đêm tân hôn, người vợ ngỡ ngàng phát hiện cả đời khó "chiều" chồng
Một cặp vợ chồng mới cưới khoảng 30 tuổi đã có một đêm tân hôn đáng nhớ. Tuy nhiên 10 phút sau khi cả hai kết thúc việc quan hệ, cặp đôi hốt hoảng khi nhận thấy bộ phận sinh dục của người vợ chuyển sang màu đỏ, bị sưng và ngứa, thậm chí nổi mề đay khắp cơ thể.
Người vợ dù rất xấu hổ nhưng cũng theo chồng tới bệnh viện khám, họ nghĩ rằng có lẽ người vợ đã gặp một vấn đề về da. Bác sĩ da liễu Zhao Zhaoming dựa trên triệu chứng trên da chẩn đoán ban đầu có thể là do thực phẩm gây dị ứng dẫn tới nổi mề đay nên tiêm steroid và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Người phụ nữ bị nổi mề đay toàn thân do dị ứng với tinh dịch của chồng.
Tuy nhiên ngày hôm sau, cặp đôi lại quay lại phòng khám. Lúc này nữ bệnh nhân mới thú nhận với bác sĩ rằng tình trạng này chỉ xảy ra sau khi cả hai quan hệ tình dục. Bác sĩ Zhao Zhaoming ngay lập tức hiểu ra vấn đề, bệnh nhân thực tế bị chứng viêm da tiếp xúc do dị ứng với tinh dịch của chồng.
Bác sĩ Zhao Zhaoming giải thích rằng tinh dịch chứa nhiều loại protein, một số người bị dị ứng với các protein cụ thể trong tinh dịch và phản ứng dị ứng sẽ lan truyền trong một thời gian ngắn, điều này sẽ gây ra nổi mề đay trên cơ thể và ngứa, sưng ở bộ phận sinh dục.
Các cặp vợ chồng nếu gặp phải vấn đề này sẽ buộc phải dùng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên cũng vì điều này mà các cặp vợ chồng không thể mang thai bình thường mà phải dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Bác sĩ sản phụ khoa Cai Fengbo có kinh nghiệm điều trị các trường hợp dị ứng tinh dịch cũng cho biết đã từng giúp một cặp vợ chồng mang thai nhân tạo. Sau khi lọc tinh dịch, tinh dịch được đưa trực tiếp vào khoang tử cung qua một ống mỏng.
Dấu hiệu dị ứng tinh dịch

Dị ứng tinh dịch xảy ra do tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại. (Ảnh minh họa)
Dị ứng tinh dịch là một tình trạng khá hiếm gặp. Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
Tình trạng này xảy ra do cơ địa của mỗi người, nhưng nó cũng có thể lây lan. Sau từ 10-20 phút tiếp xúc với tinh trùng, các dấu hiệu dị ứng xuất hiện. Dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở vùng âm đạo mà còn xuất hiện ở những bộ phận khác, nơi tinh dịch tiếp xúc. Một số triệu chứng dị ứng tinh trùng phổ biến:
- Ngứa ngáy, sưng và nóng rát vùng kín
- Phát ban
- Đau thắt ngực
- Bất tỉnh (nếu bị nặng). Nếu thấy choáng váng, hãy đến bệnh viện ngay.
- Thở khò khè, khó thở
- Đau đầu nhẹ
- Có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
- Nổi mề đay hoặc mụn nước
- Sốc phản vệ.
Dị ứng tinh dịch không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn quá nhạy cảm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên có thai theo cách thông thường. Trong những trường hợp này, bạn nên cần đến sự trợ giúp về y tế.
Điều trị dị ứng tinh trùng
Nếu bạn bị dị ứng tinh trùng, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp điều trị sau:
1. Phương pháp giải mẫn cảm
Mỗi ngày bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ tinh dịch của chồng vào cơ thể bạn để bạn tiếp xúc dần dần. Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ thành công, bác sĩ sẽ đề nghị bạn quan hệ tình dục thường xuyên hơn.
2. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Nếu cơ thể bạn vẫn phản ứng mạnh với tinh trùng dù đã được điều trị thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để thụ thai. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng đã được tách ra khỏi tinh dịch vào cơ thể bạn ở thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội mang thai.
Mục đích chính của phương pháp này là tăng khả năng chịu đựng tinh trùng. Mặc dù cơ chế chính xác của phương án điều trị này vẫn chưa rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng việc bơm tinh trùng vào cơ thể thường xuyên sẽ giúp tạo ra kháng thể chống lại các protein tinh dịch. Tuy nhiên, đừng thử phương pháp này nếu không có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa mạng sống.
Theo Khám phá

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.