Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3

Thứ tư, 09:14 22/09/2021 | Y tế

GiadinhNet - Mặc dù ở tuyến đầu chống dịch, đối diện với muôn vàn khó khăn, thậm chí chứng kiến cả ranh giới giữa sự sống và cái chết nhưng nhiều y bác sĩ vẫn không chùn bước chân hay nản chí. Tất cả mọi người đều đồng lòng, quyết tâm vượt qua đại dịch và hứa hẹn một ngày chiến thắng sẽ không còn xa.

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3 - Ảnh 1.

Trải qua gần 3 tháng vào chiến trường chống giặc "Cô Vít", các bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức) vẫn đang cố gắng từng ngày để chữa trị, cứu sống những bệnh nhân mắc COVID-19. 

Dù những ngày đầu thành lập còn thiếu thốn về cả nhân lực, vật lực nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực hết mình thì đến nay, kết quả thu lại đã có những tín hiệu tích cực.

Dưới đây là những dòng nhật kí của BS Lê Đức Thành Nhân (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện) chia sẻ về hành trình vượt qua khó khăn cũng như sự triển của Bệnh viện dã chiến số 3 trong những ngày tháng "đặc biệt" của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3 - Ảnh 2.

Một đêm nhận bệnh tại Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 3.

Chuyến "du lịch nghỉ dưỡng ngắn hạn" không bao giờ quên

"Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, cách đây đã gần 3 tháng, ngày mà tôi bất ngờ nhận được lệnh triệu tập vào lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP Hồ Chí Minh.

Ngày đi, danh sách các thành viên trong đoàn là những gì chúng tôi có. Lúc ấy, không ai biết địa điểm công tác cũng như ngày trở về là khi nào. Thực ra, thời điểm đó, tôi có chút lo lắng nhưng rồi lại lạc quan nghĩ, chắc có thể đây chỉ là chuyến "du lịch nghỉ dưỡng ngắn hạn" vì khi đó tình hình dịch ở TP Hồ Chí Minh cũng chưa căng thẳng nhiều. Phần khác, tôi lại thấy rất vui và tự hào vì được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện tin tưởng giao phó vị trí trưởng đoàn công tác… Nhưng khi đặt chân đến Bệnh viện dã chiến số 3, tôi mới cảm thấy áp lực bắt đầu trĩu nặng trên đôi vai mình.

Bệnh viện dã chiến số 3 được UBND TP Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập vào ngày 7/7/2021 thì ngay hôm sau, 45 thành viên đoàn công tác chúng tôi đã có mặt tại đây và bắt tay vào công việc. Sau khi dọn dẹp phòng ốc và nghỉ ngơi, chuyến công tác của chúng tôi mới thực sự bắt đầu…

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3 - Ảnh 3.

BS Lê Đức Thành Nhân, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện.

Những ngày "khói lửa" của chuyến công tác

Do Bệnh viện dã chiến số 3 thành lập và đưa vào hoạt động quá gấp rút nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót về khâu tổ chức cũng như nhân lực, vật lực. Sau khi họp bàn 2 bên, chúng tôi quyết định chia 60 nhân viên y tế làm 4 ca 5 kíp (Bệnh viện đa khoa Bưu Điện 4 kíp và bệnh viện Lê Văn Thịnh 1 kíp), cách chia này nghe có vẻ lạ vì trước đây chúng tôi chỉ quen với cách chia 3 ca 4 kíp và nó gần như đã trở thành khuôn mẫu tại các bệnh viện. Cách chia mới này do anh Lê Văn Hùng - Điều dưỡng trưởng của đơn vị đề xuất vừa hợp tình lại có lý, đảm bảo sức khỏe cho anh chị em khi làm việc.

Do nhân lực khiêm tốn nên ngoài giờ trực, các bác sĩ phải kiêm nhiệm thêm các bệnh phòng và làm hồ sơ sổ sách cùng với sự giúp đỡ của các bạn điều dưỡng. 6 ngày đầu là những ngày thực sự "khói lửa", lúc ấy chưa có đơn vị hậu cần nên khối lượng công việc rất lớn, lại không thể san sẻ cho ai.

Tôi còn nhớ lúc ấy số bệnh nhân F0 chúng tôi nhận vào tăng đột biến theo ngày, nên việc dự trù thiếu suất ăn là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các y bác sĩ, điều dưỡng ai cũng đồng lòng nhường lại suất ăn của mình cho các bệnh nhân. 

Khi đó, tôi đã rất phiền não vì sợ rằng việc quá tải sẽ bào mòn sức khỏe và ý chí của các anh chị em. Nhưng đáp lại sự lo lắng thái quá của tôi, mọi người đã thể hiện một tinh thần vô cùng kiên cường và nhiệt quyết, một tinh thần rất Việt Nam. 

Sau thời gian đó, khi có các anh em dân quân hỗ trợ thì mọi việc trở nên tươi sáng hơn, nhân viên y tế chúng tôi có thời gian tập trung sâu vào chuyên môn, điều trị cho bệnh nhân COVID-19, guồng quay công việc cũng dần trở về quỹ đạo.

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3 - Ảnh 4.

Dù vất vả nhưng các chiến sĩ áo trắng luôn lạc quan và tràn đầy nhiệt quyết, lan tỏa năng lượng yêu thương.

Hành trình từ thu dung đến nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng

Sau 1 tuần hoạt động, số giường bệnh đã gần chạm đến ngưỡng gần quá tải, rất may lúc ấy có đoàn của các đồng nghiệp từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đến hỗ trợ kịp thời. Vậy là 100 nhân viên y tế chia nhau chăm sóc sức khỏe cho 3.000 bệnh nhân, vấn đề nhân sự phần nào được giải quyết.

Giai đoạn này, bệnh bắt đầu có những diễn biến phức tạp hơn, số ca nặng tăng đều theo ngày, vấn đề khó khăn mới lại phát sinh. Lúc ban đầu, Bệnh viện dã chiến số 3 được thành lập với mục đích thu dung những bệnh nhẹ và không triệu chứng nhưng khi đi vào hoạt động lại xuất hiện rất nhiều trường hợp ở mức độ trung bình, nặng và có nhiều bệnh nền kèm theo. Cùng với sự leo thang của dịch bệnh nên vấn đề chuyển viện là vô cùng khó khăn.

Chính vì vậy, Phòng Cấp cứu cũng sớm được hình thành trong thời gian này và cứ thế "phình to" theo thời gian, áp lực lên lực lượng chuyên môn cũng cứ thế tăng dần.

Với sự hỗ trợ chuyên môn của BSCKI Lý Quốc Công - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, cùng với sự quyết tâm và tinh thần học hỏi không ngừng của đội ngũ y bác sĩ bắt đầu phát triển theo một hướng rất khác.

Nhật kí trong tâm dịch và những ngày tháng không quên của bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 3 - Ảnh 5.

Khu vực cấp cứu những bệnh nhân chuyển nặng.

Lực lượng chuyên môn với phần đông là các bác sĩ chuyên khoa lẻ nay đã phần nào tự tin hơn với kiến thức bệnh truyền nhiễm cũng như nội khoa hay hồi sức cấp cứu. Cũng không biết có phải vì các anh chị em đã làm việc quá tích cực hay không mà chưa đầy một tháng sau khi Bệnh viện dã chiến số 3 đi vào hoạt động, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ấp ủ quyết định cho thành lập thêm đơn vị Hồi sức - Cấp cứu tại đây. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác mà có lẽ tôi sẽ chia sẻ sau…

Khi vấn đề nhân sự đã được giải quyết một phần, kiến thức chuyên môn được củng cố thì vấn đề vật lực lại bắt đầu "nhức nhối", khi số bệnh nhân cấp cứu tăng dần. Trong đó vấn đề quyết định sống còn nhất chính là oxy cung cấp cho người bệnh. 

Giai đoạn ấy ngoài việc phải vận chuyển oxy bình đến giường từng bệnh nhân, tua trực còn phải phân loại bình oxy theo mức độ nhiều đến ít để đảm bảo nguồn oxy được sử dụng hiệu quả một cách tối đa. Bình đầy thì dùng cho các bệnh nhân thở oxy dòng cao, bình còn khoảng 70% thì dùng cho các bệnh nhân sử dụng oxy mask, còn thấp hơn nữa thì dùng cho bệnh nhân thở qua cannula. Mọi người tuy vất vả nhưng cũng hay đùa với nhau rằng "có oxy để đẩy là mừng rồi".

Bệnh nhân ở nhiều các độ tuổi nên bệnh nền kèm theo cũng rất đa dạng (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen, gout…). Do đó bên cạnh việc dự trù thuốc điều trị bệnh chính thì thuốc điều trị các bệnh lý nền cũng rất quan trọng vì bệnh lý nền nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tiên lượng các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 xấu hơn…

Vượt qua rất nhiều thách thức, tập thể nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 3 rất phấn khởi vì đã cho xuất viện gần 10.000 người bệnh và Bệnh viện thuộc nhóm có tỉ lệ tử vong thấp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn nhất đối với y bác sĩ chúng tôi và hi vọng rằng trong thời gian tới sẽ còn nhiều bệnh nhân COVID-19 hơn nữa được điều trị khỏi, trở về với gia đình, cuộc sống lại bình thường như xưa".

BS Lê Đức Thành Nhân, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện

(Biên tập và giới thiệu: Diễm Hằng)

Diễm Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top