Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhật ký của nữ tiến sĩ qua đời vì ung thư vú cảnh tỉnh 3 thói quen xấu nên bỏ ngay

Chủ nhật, 15:42 07/10/2018 | Sống khỏe

Là tiến sĩ khi còn trẻ, cô gái Vu Quyên đến từ Sơn Đông (Trung Quốc) không ngờ tương lai rộng mở của bản thân phải khép lại vì căn bệnh ung thư. Điều khiến cô tiếc nuối chính là đã lơ là sức khỏe của bản thân và thường xuyên có 3 thói quen rất xấu hại sức khỏe.

Vu Quyên sinh năm 1979 người Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc từng là du học sinh xuất sắc chuyên ngành kinh tế, Đại học Oslo, Na Uy. Dù tuổi còn rất trẻ nhưng cô đã sớm trở thành tiến sĩ, khi Vu Quyên về nước, cô đã trở thành giảng viên của trường đại học Phúc Đán danh tiếng.

Là một cô gái trẻ giỏi giang, tương lai rộng mở đang ở phía trước thì Vu Quyên bất ngờ nhận được tin mình mắc phải căn bệnh ung thư vào tháng 12/2009. Sáng ngày 19/4/2011, sau một thời gian dài cố gắng đấu tranh với bệnh tật, nữ tiến sĩ trẻ đã qua đời ở tuổi 32 để lại bao niềm thương tiếc cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Trong suốt quãng thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, Vu Quyên đã viết nhật ký về cuộc sống của cô trước khi bị ung thư và đăng tải trên trang blog. Bức tâm thư của cô gái trẻ đầy tai năng nhưng không may mắc trọng bệnh đã mau chóng thu hút sự chú ý lớn từ hàng triệu cư dân mạng.

Trong những dòng nhật ký của mình, nữ tiến sĩ trẻ đã cảnh tình mọi người về 3 lối sống tai hại gây ảnh hưởng sức khỏe.

“Sức khỏe là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhưng dường như không mấy ai để tâm. Chỉ khi ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết thì chúng ta mới nhận ra mọi thứ đều trở nên vô nghĩa: bỏ thêm vài tiếng để làm việc chỉ gây thêm áp lực, mong muốn mua một chiếc xe hơi cũng chẳng còn cần thiết.

Hãy dành thời gian để ở bên con cái nhiều hơn, dùng tiền tiết kiệm mua những đồ dùng cần thiết cho cha mẹ. Đừng cố gắng để sống được trong một ngôi nhà rộng rãi, hiện đại, chỉ cần một nơi có những người thân yêu cũng đã đủ làm một tổ ấm.

Gia đình tôi không hề có gen di truyền ung thư, sức khỏe của tôi bình thường cũng rất tốt, tôi cũng mới sinh con và đã cho bé bú sữa mẹ suốt 1 năm, bệnh ung thư vú cũng thường chỉ xảy ra với những người trên 45 tuổi, nhưng tôi mới 31. Vậy tại sao điều này lại xảy đến với tôi?

Hóa ra bao lâu nay tôi đã tự mình hình thành nên những thói quen vô cùng tai hại. Chúng ta hãy đối xử với cơ thể của chính mình càng nhiều càng tốt, đừng để bản thân một ngày phải hối hận.

Tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ

Suốt 10 năm qua, tôi luôn có một thói quen đó là ngủ muộn. Thực tế, ở tuổi của tôi thì rất ít người coi việc ngủ là quan trọng. Tất cả mọi người quen của tôi cũng đều thức khuya nhưng đến bây giờ tôi phải thừa nhận ngủ muộn là thói quen cực kỳ xấu.

Trong 10 năm kể từ khi là sinh viên, tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ khuya. Tôi thường thức thâu đêm để học bài, làm các bài kiểm tra GRE, TOEFL,… hoặc nhắn tin với bạn bè, lướt mạng, ăn vặt linh tinh. Nhìn chung, thời gian tôi ngủ sớm nhất cũng phải 1 giờ khuya hay thậm chí muộn hơn.

Chỉ khi biết mình bị bệnh, tôi mới nghiên cứu về y học Trung Quốc và biết được cơ chế đồng hồ sinh học có lợi cho sức khỏe con người.

- Từ 21-23h là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc khỏi cơ thể;

- Từ 23h – 1h sáng là thời gian gan thực hiện chức năng thải độc;

- Từ 1h – 3h sáng là thời gian thải độc của mật;

- Từ 3h – 5h sáng là thời gian loại bỏ độc của phổi;

- Từ 5h – 7h là thời gian để ruột già thải độc;

- Từ 7h – 9h là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.

Khi phát hiện bệnh ung thư, tôi đã rất bất ngờ vì chỉ số men gan của tôi rất cao trong khi trước đó tôi chưa từng gặp bất cứ vấn đề về gan. Tôi đã vô cùng sững sờ và mau chóng tìm hiểu lý do tại sao chức năng gan của tôi có vấn đề và chỉ vì nó mà tôi không thể tiếp tục hóa trị.

Hóa ra cũng chỉ vì tôi đã bỏ lỡ “thời gian vàng” để ngủ, từ 23 giờ đến 1 giờ sáng là thời điểm gan hoạt động mạnh nhất nhằm thải độc. Nếu như gan không được nghỉ ngơi chỉ bởi vì tôi luôn thức khuya thì nó sẽ khiến lưu lượng máu tới gan không đủ, khiến cho các tế bào gan bị tổn thương và không thể sửa chữa, lâu dần sẽ suy yếu.

Giờ tôi đã hiểu câu nói “thức khuya quá nhiều ngang với tự tử” thật sự không phải là câu nói phóng đại. Sau khi biết mình mắc bệnh tôi đã thay đổi thói quen và đi ngủ sớm hơn. Những chương trình giải trí, phim ảnh nó chẳng mang lại đièu gì ngoài cảm giác thích thú. Điều quan trọng duy nhất bạn cần quan tâm là sức khỏe của chính mình.

Ăn quá nhiều

Tôi đã từng là một người rất “phàm ăn”, tôi sẽ luôn ăn uống rất thoải mái mà chẳng hề nghĩ ngợi. Me tôi cho rằng sở thích ăn uống vô độ của tôi là do trước đây chúng tôi đã phải trải qua thời kỳ thức ăn khan hiếm nên khi có điều kiện thì đều ra sức ăn.

Tôi nghĩ mình không khác gì con rắn trong trờ chơi rắn săn mồi, nó càng ăn nhiều thì càng chết sớm. Đó chính là hậu quả của lòng tham lam.
Tôi nghĩ mình không khác gì con rắn trong trờ chơi rắn săn mồi, nó càng ăn nhiều thì càng chết sớm. Đó chính là hậu quả của lòng tham lam.

Nhồi nhét việc học

Tôi luôn rất tự hào về thành tích học tập của bản thân. Tuy nhiên khi nhìn lại, tôi thấy thật đáng ngạc nhiên khi trong hơn 30 năm cuộc đời, tôi đã dành tới 20 năm cho việc học hành.

Vì mải mê chạy theo những giải thưởng, thành tích mà tôi đã lãng phí tuổi trẻ và cuộc sống của chính mình. Từng có thời gian, tôi được mọi người mệnh danh là cô nàng 2W, tức là trước khi thi khoảng 2 tuần (two weeks) tôi mới bắt đầu học và kết quả thì luôn ở mức quá kém (too weak).

Tôi luôn cố gắng nhồi nhét tất cả kiến thức vào đầu với cường độ học tập không ngừng nghỉ, học cả ngày lẫn đêm mà không cần ngủ. Có lúc tôi đã thức 21 giờ liên tục để học chỉ để tham gia vào bài thi kéo dài 2,5 tiếng.

Tôi hy vọng những dòng nhật ký này sẽ đóng góp cho những người cần giúp đỡ và mong muốn mọi người hãy thay đổi những thói quen xấu, quan tâm sức khỏe bản thân. Chân thành hy vọng rằng mọi người nếu phải đối mặt với bệnh ung thư, hãy cố gắng vượt qua.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 14 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Top