Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiệm vụ cuối trước khi Bác mất

Chủ nhật, 07:36 18/10/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ngày 2/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh viễn ra đi. Trước đó, Bộ Công an đã có phương án chuẩn bị cho tình huống xấu nhất về sức khỏe của Bác có thể xảy ra. Nhiều chiến sỹ cảnh vệ được giao nhiệm vụ mà không ngờ đó là nhiệm vụ cuối cùng bảo vệ Bác khi còn sống.

 
Cuộc họp đặc biệt
 
Cuối tháng 8/1969, trước tình hình sức khoẻ của Bác Hồ diễn biến ngày càng xấu, Bộ Chính trị đã chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành một số công việc hết sức cần thiết, nhằm chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra.
 
Đêm 28/8/1969, tại trụ sở cơ quan Cục Cảnh vệ (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) khi đó đặt tại số 1, Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn triệu tập một cuộc họp đột xuất để bàn việc chuẩn bị một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và bí mật. Thành phần cuộc họp có lãnh đạo Bộ Công an,  lãnh đạo Cục Cảnh vệ, Giám đốc Công an Hà Nội và một số đồng chí khác.
 

Cán bộ cảnh vệ túc trực bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba Đình (tháng 9 năm 1969).

 
Những người tham dự cuộc họp này đều cảm nhận một bầu không khí nặng nề và sự lo âu trên nét mặt Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn. Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng thông báo sơ lược về diễn biến sức khoẻ của Bác. Sau đó, Bộ trưởng phân công nhiệm vụ cho từng lực lượng phải chuẩn bị một số công việc cụ thể nhưng hết sức khẩn trương và tuyệt đối bí mật. Tuy đồng chí Bộ trưởng không nói rõ song những người dự họp đều cảm nhận được rằng sức khoẻ của Bác đó giảm sút nhiều và đã đến lúc Bác về với các cụ Lênin, Các Mác. Có đồng chí được giao nhiệm vụ, phải làm gấp sau này xúc động nói: “Khi được phân công công việc tôi chỉ biết chỉ đạo và tổ chức hoàn thành thật tốt. Thực tình tôi không biết làm việc đó để làm gì. Không ngờ việc tôi được phân công làm là để phục vụ cho một chuyến đi xa mãi mãi của Bác”.
 
Sáng 2/9/1969, bên trong căn nhà hầm (nhà mái bằng có cửa vào hầm tránh máy bay ném bom) giản dị, cách nhà sàn của Bác không xa, trên chiếc giường gỗ đơn sơ, Bác nằm thanh thản. Vây quanh giường Bác là các bác sỹ, các chuyên gia y tế và các đồng chí trong Bộ Chính trị. Trên mặt người nào cũng đậm nét u buồn, nhưng ai cũng hy vọng một điều kỳ diệu có thể xảy ra. Đến khi đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác, ngồi ở phía đầu giường ngừng tay quạt, gục đầu xuống khóc nức nở thì  cả căn phòng như lặng đi, tất cả chìm ngập trong một nỗi đau quá lớn bởi ai cũng hiểu đó là thời khắc trái tim Bác đã ngừng đập. Tuy vậy, các bác sỹ vẫn gắng hết sức, cố gắng làm những động tác chuyên môn, xoa bóp, trợ tim để hy vọng... một niềm hy vọng tuy mỏng manh nhưng vô cùng mãnh liệt. Mãi một giờ sau, trái tim Bác vẫn không đập trở lại, đồng chí Phạm Văn Đồng mới  đau đớn ra hiệu cho các bác sỹ ngừng hô hấp nhân tạo để Bác được yên nghỉ.
 
Giờ phút bi thương đó, xung quanh Bác là những người đồng chí, những người học trò xuất sắc đang và sẽ kế tục xứng đáng ngọn cờ của Người. Sau khi Bác mất, mọi công việc diễn ra rất khẩn trương theo đúng kế hoạch được xây dựng tỷ mỉ từ trước. Khoảng trưa ngày mùng 2/9/1969 một đoàn xe đưa Bác về Quân y Viện 108 để tổ y tế đặc biệt tiến hành công tác y tế và làm các biện pháp bảo quản thi hài Bác.
 

Ngày 9/9/1969 lực lượng cảnh vệ phối hợp với các lực lượng liên quan bảo vệ lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

 
Bảo vệ lễ tang của Bác
 
Theo sự chỉ đạo của Ban Tổ chức lễ tang, Tiểu ban bảo vệ lễ tang Nhà nước được thành lập do Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn làm Trưởng tiểu ban, Cục trưởng Cục Cảnh vệ Hoàng Hữu Kháng là uỷ viên thường trực và một số đồng chí khác. Tiểu ban bảo vệ giao cho Cục Cảnh vệ xây dựng phương án bảo vệ, phối hợp  với các lực lượng liên quan như quân đội, Công an thành phố Hà Nội, Công an nhân dân vũ trang (Trung đoàn 600 là chủ yếu) và một số vụ, cục nghiệp vụ khác của Bộ Công an. Toàn bộ kế hoạch bảo vệ từ khâu đón, tiễn khách quốc tế, tổ chức hướng dẫn các đoàn đại biểu trong nước về dự lễ viếng và truy điệu đến việc chuẩn bị băng tang, giấy tờ, phù hiệu ra vào khu vực, mục tiêu bảo vệ được gấp rút tiến hành chu đáo.
 
Được vinh dự bảo vệ và phục vụ Bác Hồ, nên cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ rất gần gũi với Bác và thường xuyên được Bác giáo dục, rèn luyện. Ngày Bác đi xa, cũng như mỗi người dân Việt Nam, anh em cảnh vệ bàng hoàng tiếc thương Bác với tình cảm vô hạn...
 
Đồng chí Hoàng Hữu Kháng - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh vệ, người vinh dự được Bác đặt tên và bảo vệ Bác từ tháng 5/1945 cho đến khi Người qua đời kể lại: “Ngày Bác về cõi vĩnh hằng, Phủ Chủ tịch trái tim của cả nước như ngưng lại vì nỗi đau khôn tả. Anh em cảnh vệ chúng tôi cảm thấy bốn bề như lắng lại để tiễn đưa một vì tinh tú về trời, trong lòng cảm thấy trống trải, chơi vơi. Khóc vì biết rằng Bác đã ra đi mãi mãi nhưng kỷ niệm về Người thì gần gũi đến lạ lùng. Nhìn đâu cũng thấy bóng Bác như còn đâu đây. Ai nấy cố nuốt nước mắt vào trong, khẩn trương bắt tay vào triển khai nhiệm vụ bảo vệ lễ tang Bác...”.
 
6 giờ sáng ngày 4/9/1969 trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam đã truyền đi bản thông cáo đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo tin cho đồng bào, chiến sĩ cả nước biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần. Tối ngày 5/9/1969 Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo danh sách Ban Tổ chức lễ tang và thời gian tiến hành lễ viếng thì cũng là lúc tổ y tế đặc biệt chuẩn bị đưa Bác về Hội trường Ba Đình.
 
6 giờ ngày 6/9/1969 lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu được tổ chức, Hội trường Ba Đình chất đầy vòng hoa lớn, những trái cây của bạn bè quốc tế và đồng bào các dân tộc mang về đây dâng lên anh linh của Người. Trên bục sân khấu Hội trường Ba Đình, Bác nằm trong lăng kính trong suốt, da dẻ hồng hào như trải qua một ngày làm việc, đang yên tĩnh trong giấc ngủ. Người mặc bộ ka ki giản dị thường ngày, bên ngoài là đôi dép cao su quen thuộc.
 
Chiều 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể và trang nghiêm với lòng thành kính và biết ơn vô hạn với Bác, trên 33 vạn đồng bào chiến sĩ cả nước và hơn 40 đoàn đại biểu các nước trên thế giới đến kính viếng và dự lễ truy điệu Người. Sau khi đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất ban Chấp  hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nghẹn ngào đọc Di chúc của Bác và Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cả rừng người trên quảng trường như cùng oà lên khóc.
 
Cho đến nay, lực lượng cảnh vệ vẫn tiếp tục nhiệm vụ, bảo vệ giấc ngủ của Người. Xứng đáng với sự tin yêu của Bác.
 
Nguyễn Đức Quý   
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Công an chỉ đạo làm rõ sự việc liên quan đến vụ nổ súng bắn người ở Vĩnh Long

Bộ Công an chỉ đạo làm rõ sự việc liên quan đến vụ nổ súng bắn người ở Vĩnh Long

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH - Sự việc nổ súng bắn người rồi tự sát ở tỉnh Vĩnh Long, Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm. Đồng thời, giao Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khẩn trương thẩm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024.

Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đời sống - 1 giờ trước

50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính. Với GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 – đó là những ngày tháng không thể nào quên.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Việc cập nhật thông tin về tốc độ tối đa mới là rất quan trọng đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo.

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tổ chức cho thương binh, người có công với cách mạng xem trực tiếp lễ diễu binh 30/4.

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Lừa đảo công nghệ cao đang biến tướng với hàng loạt chiêu trò khó tin, khiến ngay cả người cẩn thận nhất cũng có thể "dính bẫy". Từ giả mạo ngân hàng, chiếm đoạt mã OTP cho tới tuyển dụng ảo, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dưới đây là 28 cách lừa đảo mới nhất bạn cần biết để tự bảo vệ mình và người thân!

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

Pháp luật - 2 giờ trước

Cơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 3 giờ trước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Đời sống - 4 giờ trước

Giữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 4 giờ trước

SKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Top