Nhiều chị em phát sốt với trào lưu giảm cân bằng nước ép dứa, chuyên gia khuyến cáo hãy cẩn trọng!
Vào mùa dứa đang rộ, nhiều chị em truyền tai nhau cách giảm cân bằng nước ép dứa. Nhưng những cách giảm cân này có thực sự an toàn?
Dứa đang vào mùa rộ, nhiều chị em háo hức với cơn sốt giảm cân bằng nước ép dứa
Từ giữa tháng 4 trở lại đây, khắp các con phố nẻo đường Hà Nội đâu đâu cũng bạt ngàn dứa chín. Dứa rất giàu vitamin C là một phương thuốc chữa mụn trứng cá cũng như chứng viêm da. Bromelain – một loại enzyme có trong dứa làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của vitamin C, giúp đánh bay mụn trứng cá dễ dàng.
Trong dứa có chứa chất chống oxy hóa, ngăn chặn tổn thương tế bào. Các chất chống oxy hoá này cũng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các bệnh như chứng xơ vữa động mạch, bệnh tim, viêm khớp, ung thư...

Theo Webmd, một cốc nước ép dứa chỉ có 74 calo và cung cấp 94% lượng vitamin C được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Nó cũng chứa nhiều mangan, khoáng chất quan trọng cho cơ bắp, thần kinh và sức khoẻ của xương. Dứa giàu chất xơ, giúp phân hủy protein tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn và cơ thể phục hồi sức lực nhanh hơn. Do đó là lựa chọn tuyệt vời dành cho người muốn giảm cân.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), trong Đông y, quả dứa có vị chua, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, sinh khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, có vai trò thúc đẩy tiêu hóa, kháng viêm và tẩy độc trong cơ thể, chữa viêm khớp, thống phong và giảm béo phì, chữa rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày ruột, tiêu viêm.
Những thông tin hữu ích này làm cho một bộ phận chị em phụ nữ đang có nhu cầu giảm cân muốn tìm đến nước ép dứa như một vị cứu tinh tuyệt vời. Nhiều người sử dụng dứa tươi xay ra lấy nước ép và uống để vừa giải độc tố vừa đốt cháy chất béo, giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài chế độ ăn cắt giảm tối đa lượng thực phẩm, nhiều chị em còn bổ sung bữa phụ bằng nước ép dứa và sữa chua không đường với mong muốn giảm cân nhanh. Nhiều người thì uống nhiều nước ép dứa trước khi ăn bữa chính. Điều này có thực sự đúng?

Cẩn thận mắc bệnh vì ăn dứa, uống nước ép dứa khi đang đói
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mặc dù dứa rất ngọt, thơm nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Trong dứa có chất serotonin có khả năng gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao. Ăn quá nhiều một lúc có thể bị đau đầu, choáng váng.
Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Giảm cân bằng nước ép dứa rất tốt nhưng không lạm dụng vì có thể gây hại cho răng. Dứa không chứa chất béo và protein mà có thành phần axit, uống quá nhiều sẽ gây phản ứng cho răng, có thể gây sâu răng… Lạm dụng nước ép dứa cũng dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, rất khó chịu và nguy hiểm nên cần uống điều độ

Mặc dù dứa rất ngọt, thơm nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần.
Bạn cũng không nên thực hiện giảm cân bằng nước ép dứa khi uống quá nhiều một lúc, nhất là khi bụng đang rỗng vào buổi sáng hoặc đang đói khi chưa đến bữa ăn, cũng không nên nhồi nhét uống nước ép dứa nhiều vào bữa phụ cùng sữa chua không đường. Điều này có thể gây tổn hại dạ dày, đau dạ dày, người sẽ luôn có cảm giác lao đao, choáng váng giống như bị say vậy.
Nếu bạn muốn giảm cân bằng nước ép dứa, đừng quên chỉ được ép dứa và thưởng thức, không được bổ sung bất cứ chất làm ngọt nào khác vào ly nước ép của bạn. Nếu cho đường vào nước ép dứa thì mục tiêu của bạn thành công cốc.
Cũng đừng quên, nước ép dứa vốn ngọt và thơm sẵn có, uống quá nhiều nước ép dứa cẩn thận sẽ bị bệnh tiểu đường. Trong dứa chín có nhiều đường đơn, nếu uống quá nhiều một lúc thì quá trình chuyển hóa đường thành các năng lượng sẽ không kịp giải phóng hết mà tích tụ lại trong cơ thể. Và việc uống nhiều nước ép dứa trong thời gian dài thì khả năng khiến trong cơ thể lượng đường sẽ tăng lên đột ngột lâu dần dễ bị bệnh tiểu đường.

Nước ép dứa vốn ngọt và thơm sẵn có, uống quá nhiều nước ép dứa cẩn thận sẽ bị bệnh tiểu đường.
Để an toàn, giới chuyên gia lưu ý, bạn không được uống nước ép vào sáng sớm khi bụng rỗng hoặc uống trước khi ăn, không cho đường vào nước ép dứa cũng như bất cứ loại nước ép trái cây nào, không hâm nóng nước ép trái cây. Để giảm cân bằng nước ép dứa cũng như tăng cường sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể, phù hợp tình trạng sức khỏe, cơ địa… của mình.
Theo Helino

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 10 phút trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 6 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.