Nhiều cơ sở phục hồi cho người khuyết tật còn gặp khó khăn
GiadinhNet - Do thiếu kinh phí, nhân lực nên có không ít bệnh viện phục hồi chức năng và hầu hết các trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng ở các vùng ven biển chưa phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng mà chủ yếu làm công tác nghỉ dưỡng.
Báo Đại đoàn kết ngày 14/6/2018 cho biết, ngoài những nhu cầu giống như người không bị khuyết tật, người khuyết tật (NKT) còn có những nhu cầu đặc biệt về chăm sóc y tế và phục hồi chức năng. Theo thống kê hiện tỷ lệ NKT cần có dịch vụ phục hồi chức năng ngày càng tăng.
Tuy nhiên do thiếu kinh phí, nhân lực nên có không ít bệnh viện phục hồi chức năng và hầu hết các trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng ở các vùng ven biển chưa phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng mà chủ yếu làm công tác nghỉ dưỡng.
Báo Đà Nẵng ngày 20/5/2018 cho hay, phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào cộng đồng được ngành y tế xác định là chiến lược để giải quyết vần đề khuyết tật với chi phí thấp nhưng đem lại nhiều cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật (NKT). Tuy nhiên, công tác này tại Đà Nẵng đang gặp không ít trở ngại.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, chương trình PHCN dựa vào cộng đồng cho NKT bắt đầu triển khai trên địa bàn từ năm 1997. Từ đó đến nay, công tác này trải qua nhiều giai đoạn với không ít thăng trầm.
Theo Bộ Y tế hiện nay, số NKT vận động có xu hướng gia tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và di chứng sau các bệnh: đột quỵ, bệnh lý về thần kinh, xương khớp, bệnh teo cơ... làm gia tăng số NKT dạng này mỗi năm tăng từ 30 đến 40 nghìn người; số trẻ tự kỷ cũng gia tăng, hiện nay có tỷ lệ 1/160 em.
Về lĩnh vực y tế, hiện nay đã có 100% số người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo đã được cấp thẻ BHYT, nhiều người khuyết tật đã được phục hồi chức năng, được cấp các dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt, như: chân tay giả, xe lăn, xe lắc, xe đạp, máy trợ thính…
Đáng chú ý hiện trên cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, trong đó có 38 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc ngành y tế, có 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành khác. 100% các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương có khoa phục hồi chức năng.
Tại tuyến tỉnh có 90% các bệnh viện đa khoa, 40% các bệnh viện chuyên khoa có khoa/bộ phận phục hồi chức năng. Có 28/38 bệnh viện phục hồi chức năng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động theo quy định tại Thông tư số 46/TT-BYT.
Tuy nhiên, công tác này đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: thiếu kinh phí, nhân lực về phục hồi chức năng còn mỏng, nhất là nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu còn hạn chế. Một số bệnh viện phục hồi chức năng và hầu hết các trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng ở các vùng ven biển chưa phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng mà chủ yếu làm công tác nghỉ dưỡng.

Ảnh minh họa: Báo Đà Nẵng
Để từng bước khắc phục những hạn chế này, nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng đặc biệt là với đối tượng NKT, ý kiến nhiều địa phương cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan cần tập trung đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe về phục hồi chức năng, triển khai thực hiện Thông tư số 18/2016/TT-BYT.
Trong đó cần kiện toàn mạng lưới bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng trong toàn quốc theo quy định của Thông tư số 46/2014/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế… Đặc biệt cần đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng trong đó chú trọng nội dung phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật là trọng tâm.
“Hiện nay, bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng thiếu rất nhiều trong khi nhu cầu luyện tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hiện đang có nhu cầu rất lớn. Do đó Bộ LĐTB&XH cần nghiên cứu, xem xét liên kết với một số cơ sở đào tạo của Bộ Y tế để nâng cao chất lượng cũng như số lượng bác sĩ phục hồi chức năng trong các Trung tâm Phục hồi chức năng do Bộ LĐTB&XH quản lý”- ông Nguyễn Văn Lý, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Người khuyết tật Thụy An (Hà Nội) đề xuất.
M.A (th)

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.