Nhiều địa phương cho học sinh đến trường trở lại
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, một số địa phương giới hạn việc phong tỏa trường học khi có F0, cho học sinh đến lớp.
Theo tinh thần chủ động dạy học thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Phú Thọ quyết định cho học sinh ở thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh đến trường học trực tiếp từ ngày 15/11. Học sinh ở huyện Lâm Thao đã đi học từ ngày 8/11.
Để đảm bảo phòng chống dịch khi dạy học trực tiếp, sở yêu cầu các trường tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp; xây dựng phương án tổ chức dạy học 2 ca theo khối buổi sáng và buổi chiều; bố trí thời điểm ra, vào lớp, thời điểm bắt đầu và kết thúc buổi học, thời gian nghỉ giữa các tiết học và quản lý học sinh bảo đảm phù hợp.
Đối với giáo dục mầm non, sở yêu cầu nhà trường phối hợp phụ huynh học sinh để thống nhất phương án chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường trên tinh thần tự nguyện. Tùy theo tình hình cụ thể, các trường xem xét việc tổ chức bán trú, bảo đảm an toàn cho trẻ.
Đối với giáo dục tiểu học, tạm thời các trường chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày cho đến khi có thông báo mới.
Căn cứ diễn biến tình hình dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Nghệ An quyết định cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh chuyển từ hình thức dạy học trực tuyến sang hình thức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến cho tất cả học sinh lớp 12 trên địa bàn TP Vinh, bắt đầu từ ngày 15/11.
Địa bàn áp dụng là học sinh vùng dịch cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình). Riêng học sinh đang thuộc diện cách ly y tế tập trung hoặc đang sinh sống và cư trú trong vùng có dịch Covid-19 vẫn học trực tuyến.
Sau khi ổn định việc dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 12, các trường tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19 để chuẩn bị cho học sinh lớp 10, 11 trở lại trường học tập, khi có văn bản cho phép của sở.
Về phía các trường, trước khi tổ chức dạy học trở lại cần tập trung rà soát điều kiện đảm bảo an toàn để tổ chức dạy học trực tiếp; thống kê tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh bị ảnh hưởng của dịch.
Đến nay, học sinh tại 19/21 huyện, thành phố và thị xã ở Nghệ An đã chuyển từ học trực tuyến sang trực tiếp.
TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) quyết định từ sáng 15/11, các trường học, cơ sở giáo dục, lớp học không có các ca F0 trên địa bàn sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tại trường.
Các lớp học có ca F0 tiếp tục cho học sinh nghỉ đến khi F1 có kết quả xét nghiệm RT-PCR ba lần âm tính và hoàn thành cách ly theo quy định.
Khi tổ chức dạy học trực tiếp trở lại, các trường phải có phương án và thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định, đảm bảo an toàn cao nhất cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
Việc tổ chức bán trú ở các cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục ngoài công lập phải đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch. Các trường tiểu học tạm thời chưa tổ chức bán trú cho đến khi có hướng dẫn mới.
Tại Lâm Đồng, UBND thành phố Bảo Lộc cũng thống nhất chủ trương cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 15/11.
Đồng Nai cũng có kế hoạch cho sinh viên và học sinh các cấp trở lại trường từ ngày 22/11 đến 1/12. Mỗi huyện, thành phố chọn từ 1 đến 4 cơ sở giáo dục tổ chức thí điểm cho học sinh đi học trở lại.
Sau ngày 1/12, các địa phương rà soát, đánh giá quá trình tổ chức cho học sinh đi học tại cơ sở giáo dục và tình hình thực tiễn dịch bệnh tại địa phương để có quyết định tiếp theo về việc tổ chức cho sinh viên, học sinh các cấp trở lại trường học.
Địa phương được xác định ở cấp độ dịch 1 và 2 sẽ tổ chức cho trẻ mẫu giáo đi học trước, thời gian đầu, không tổ chức ăn sáng, bố trí thời gian đưa, đón trẻ lệch giờ. Sau mỗi tuần, phòng GD&ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND huyện/thành phố điều chỉnh phương án theo hướng mở dần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ (có thể tổ chức cho trẻ ăn sáng theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh).
Với giáo dục phổ thông và thường xuyên, thời gian đầu ưu tiên cho học sinh lớp 1, 2, 9, 12. Sau mỗi tuần, các cơ sở giáo dục đánh giá độ an toàn và điều kiện để tăng dần số lượng học sinh.
Trong khi đó, một số địa phương, vì tình hình dịch diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn, đã quyết định mở rộng địa bàn cho học sinh ngừng đến trường.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng, tính đến cuối giờ chiều 11/11, địa bàn thành phố có 1.22 cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F1, F2. Trong đó, diện F1 có 73 người, diện F2 là 949.
Số học sinh thuộc diện F0, F1, F2 có 10.350 em, trong đó 21 F0, 645 em F1. Toàn thành phố có 82 trường chuyển sang dạy học trực tuyến, trong đó 37 trường tiểu học, 26 THCS, 19 THPT.
Để đảm bảo tăng cường phòng chống dịch trong trường học, từ ngày 13/11, học sinh trên địa bàn thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Hiện, nhiều trường tổ chức kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức trực tuyến.
“Quan điểm của tỉnh là vẫn tạo điều kiện để các trường dạy học trực tiếp. Trường hợp dịch không thể dạy học trực tiếp sẽ áp dụng hình thức dạy học online và dạy học qua truyền hình”, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói.
Trước đó, hơn 2.000 học sinh của 57 lớp (trong tổng số 448 lớp cấp tiểu học và THCS) của thị xã Hương Thủy đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Đà Nẵng dự kiến cho học sinh trên địa bàn đến trường trở lại vào ngày 15/11. Tuy nhiên, do số ca nhiễm ngoài cộng đồng tăng, địa phương này đã quyết định hoãn và chưa xác định thời gian cụ thể cho học sinh trở lại.
Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
Giáo dục - 18 giờ trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
Giáo dục - 1 ngày trướcThiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.
Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.