Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người lo vắc-xin Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ, bác sĩ nói gì?

Thứ bảy, 19:18 16/04/2022 | Sống khỏe

Theo TS.BS. Lê Kiến Ngãi, thành phần của các vắc xin Covid-19 Việt Nam tiêm cho trẻ 5-11 tuổi sẽ không làm biến đổi cấu trúc di truyền của cơ thể.

Bộ Y tế hôm 13/4 cho biết, dự kiến tuần tới có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi trên quy mô toàn quốc. Vắc xin sẽ tiêm trước cho nhóm trẻ học lớp 6, sau đó mới triển khai tới nhóm nhỏ hơn.

Thực tế, một số tỉnh thành đã có kế hoạch tiêm chủng ngay trong tuần này. Ngày 14/4, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ học lớp 6 trên địa bàn. Hà Nội cũng dự kiến ngay ngày 16/4 sẽ bắt đầu tiêm cho trẻ 11 tuổi tại một số địa điểm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn về vấn đề có nên đăng ký tiêm cho con hay không. Lý do bởi vắc xin Covid-19 mới được nghiên cứu sản xuất, trong khi đó trẻ 5-11 tuổi còn nhỏ, chưa bước vào lứa tuổi dậy thì nên có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

Thông tin về vấn đề trên, TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, lo lắng của nhiều phụ huynh là điều dễ hiểu bởi vắc xin phát triển trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về mặt khoa học, quá trình từ nghiên cứu, phát triển đến đưa ra sử dụng vắc xin là quá trình rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bởi vậy, vắc xin Covid-19 khi tiêm cho người dân đã được kiểm chứng về tính an toàn, tính hiệu quả dù sẽ còn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá.

TS Ngãi phân tích, 2 loại vắc xin mRNA được đồng ý tiêm cho trẻ 5-11 tuổi tại Việt Nam (Pfizer và Moderna) bản chất là mRNA thông tin, có chức năng khi xâm nhập vào tế bào sẽ gắn với một thành phần của tế bào gọi là riboxome để tổng hợp protein. Chính nhờ chức năng này mà tế bào tổng hợp được protein gai của SARS-CoV-2 có thành phần kháng nguyên để kích hoạt hệ thống miễn dịch.

“Chức năng của mRNA sẽ gắn với riboxome, tổng hợp xong protein là hết chức năng và nó sẽ được các enzyme của tế bào tiêu hủy, không xâm nhập vào nhân tế bào. Như vậy, về mặt cơ chế khoa học, vắc xin này không tác động, không ảnh hưởng đến nhân, tức không làm biến đổi cấu trúc di truyền của cơ thể”, TS Ngãi nhấn mạnh. Do đó, người dân không cần quá lo lắng về vấn đề ảnh hưởng của vắc xin đên khả năng sinh sản sau này.

Nhiều người lo vắc-xin Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ, bác sĩ nói gì? - Ảnh 1.

TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương - Ảnh: Minh Tú

Theo TS Ngãi, đến nay, thế giới đã sử dụng 3 loại vắc xin Covid-19 để tiêm cho trẻ em, gồm: vắc xin mRNA, vắc xin virus bất hoạt và vắc xin tái tổ hợp.

Đối với vắc xin mRNA mà Việt Nam sẽ tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, hiện có hơn 50 quốc gia trên thế giới đã tiêm hoặc có kế hoạch tiêm, phần lớn ở các nước phát triển, khu vực Châu Âu, Mỹ. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương cũng có gần 20 quốc gia. Như vậy, Việt Nam sẽ sử dụng loại vắc xin giống với lựa chọn của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Với vắc xin virus bất hoạt, theo cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới, đến nay cũng có một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã tiêm gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, Campuchia, Chile, UAE,.. Vắc xin tái tổ hợp hiện có Cuba, Venezuela đã sử dụng.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, tại các nước phát triển, luật pháp, quy trình phê duyệt vắc xin được tổ chức triển khai rất nghiêm ngặt, từ vấn đề chất lượng đến an toàn, hiệu quả. Vắc xin được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sau đó thử nghiệm trên động vật rồi trải qua 3 giai đọan thử nghiệm lâm sàng mới bắt đầu đưa vào sử dụng. Sau đó, người ta vẫn tiếp tục theo dõi về hiệu quả, an toàn của vắc xin.

Đến nay, riêng 2 loại vắc Morderna và Pfizer đã tiêm hàng tỷ liều trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia đều có sự theo dõi và bất kể nơi nào có trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm chủng đều được thông tin cho các tổ chức quốc tế.

Kinh nghiệm từ nhiều nước đã triển khai tiêm chủng cho thấy, người đã mắc Covid-19 vẫn nên tiêm chủng. “Vì trong các đánh giá, người ta thấy rằng so sánh giữa nhóm F0 chưa tiêm chủng và F0 đã tiêm chủng thì với nhóm đã tiêm, hiệu quả mang đến tốt hơn nhiều, sinh kháng thể cao hơn, phòng lây nhiễm và giảm nặng, tử vong đều tốt hơn”, GS Lân cho hay.

Điều cần biết khi đưa trẻ 5-11 tuổi ở TP.HCM đi tiêm vaccine Covid-19Điều cần biết khi đưa trẻ 5-11 tuổi ở TP.HCM đi tiêm vaccine Covid-19

Phụ huynh cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh nhân thân và cung cấp đầy đủ thông tin của trẻ tại điểm tiêm vaccine.

Nguyễn Liên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 3 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 23 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Top