Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19?

Thứ bảy, 08:00 21/08/2021 | Sống khỏe

Trả lời về nguyên nhân khiến những người "không đi đâu", "chỉ ở trong nhà" mà vẫn nhiễm Covid-19, BS Trương Hữu Khanh đã có một số chia sẻ về nguồn lây như sau!

Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta. Mặc dù tuân thủ giãn cách xã hội, nhiều người bày tỏ thắc mắc chỉ sống trong nhà, không đi đâu, thế nhưng khi xét nghiệm vẫn dương tính.

Nhiều người khi được xác định nhiễm covid-19 đã không khỏi bất ngờ, sợ hãi. Họ luôn khẳng định rằng, mình chỉ sống trong nhà, chẳng giao du chuyện trò với ai, có đi chợ cũng đeo khẩu trang, rửa tay liên tục bằng xà phòng, nước sát khuẩn… tuân thủ kỹ càng quy tắc 5K.

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19? - Ảnh 1.

Việc điều tra kỹ dịch tễ mới là then chốt để phát hiện lây nhiễm từ đâu.

Từ lo lắng, sợ hãi, nhiều người bắt đầu suy diễn về khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 như: nhà hàng xóm nhiễm thì virus có thể "bay" sang được nhà mình; virus lây qua không khí...

Trước vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu (cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam) luôn nhấn mạnh, việc lây nhiễm qua không khí của nCoV chưa có đủ bằng chứng kết luận. Việc điều tra kỹ dịch tễ mới là then chốt để phát hiện lây nhiễm từ đâu. Thế nên, có những người luôn khẳng định "chỉ ở trong nhà" mà vẫn nhiễm Covid-19 thì quan trọng nhất là phải điều tra kỹ lại dịch tễ.

Trả lời về nguyên nhân khiến những người "không đi đâu", "chỉ ở trong nhà" mà vẫn nhiễm Covid-19, BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) đã có một số chia sẻ về nguồn lây như sau:

1. Từ người giao hàng

Nhiều người cho rằng mình không đi đâu, chỉ ở trong nhà nhưng thực tế thì vẫn có tiếp xúc với hàng hóa, với shipper. Shipper là người đi giao hàng, có thể tiếp xúc từ người này đến người kia. Dù chỉ thoáng chốc, không cần nói chuyện, cầm gói hàng từ tay shipper và bạn chạy vội vào nhà… Những tình huống như vậy nhiều người cho rằng không có khả năng lây nhiễm. Thực tế thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19? - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng mình không đi đâu, chỉ ở trong nhà nhưng thực tế thì vẫn có tiếp xúc với hàng hóa, với shipper.

Nguyên nhân bởi bàn tay là nơi khu trú của virus, vi khuẩn, chúng ta không thể chắc shipper cẩn thận đến nỗi sau khi giao hàng xong một nơi lại dùng sát khuẩn luôn. Khi đến gặp bạn, bàn tay cầm món hàng đưa trực tiếp sang tay bạn cũng có thể lây nhiễm.

Chưa kể, bạn có suy nghĩ chủ quan khi gặp shipper. Bạn có chắc mình đeo khẩu trang, dùng sát khuẩn, duy trì khoảng cách… khi nhận hàng? Tất cả những yếu tố đó đều có thể là nguồn lây nhiễm bệnh nếu chẳng may shipper tiếp xúc với nguồn lây trước đó hoặc đã âm thầm bị nhiễm bệnh.

Giải pháp: Nên giao hẹn trước với shipper, đặt hàng hóa ở vị trí trước nhà, nơi mình dễ dàng quan sát. Khi shipper bỏ hàng tại đó rồi rời đi hãy xuống lấy hàng. Khi xuống vẫn nên dùng khẩu trang, bê hàng vào nên xịt khuẩn, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi bê gói hàng vào.

2. Nhận lại tiền thừa từ các giao dịch

Sau những lần mua hàng online thì bạn vẫn cần gặp shipper để nhận hàng. Nếu bạn trả tiền bằng cách chuyển khoản thì dĩ nhiên không cần phải đưa tiền trực tiếp khi nhận hàng. Còn không, bạn vẫn phải trả tiền món hàng bằng cách mặt đối mặt với shipper. Nguy cơ lây nhiễm có thể đến từ bàn tay từng cầm qua những đồng tiền thừa được trả lại.

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19? - Ảnh 3.

Nguy cơ lây nhiễm có thể đến từ bàn tay từng cầm qua những đồng tiền thừa được trả lại.

Tổ chức y tế thế giới WHO từng lên tiếng cảnh báo, mọi người nên ngừng giao dịch bằng tiền mặt nếu có thể vì tiền giấy có thể là một nguồn lây nhiễm nCoV. WHO cũng cho biết, người tiêu dùng nên rửa sạch tay sau khi có những tiếp xúc với tiền mặt trong giao dịch vì virus gây bệnh Covid-19 có khả năng tồn tại trong một số ngày trên các bề mặt như tờ bạc giấy. Thế nên, sử dụng tiền mặt để giao dịch hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn lây nhiễm Covid-19 ngay cả khi chỉ ở nhà chẳng đi đâu.

Giải pháp: Chuyển khoản online thay vì giao dịch bằng tiền mặt.

3. Thang máy

Đối với những người sống ở chung cư, thang máy luôn là một trong những nguồn lây nhiễm Covid-19 đáng quan tâm. Bạn không đi đâu nhưng vẫn cần xuống dưới sảnh lấy hàng hóa. Ở tầng cao, bạn tất nhiên phải đi thang máy. Trong thang máy chung cư, việc một mình một thang là điều hiếm hoi. Ít nhất sẽ có vài người đi cùng thang máy với bạn.

Trong không gian kín, lại đông người, dù không nói chuyện với nhau vẫn có nguy cơ lây nhiễm, rồi việc bấm nút thang máy không đảm bảo yêu cầu... Tất cả những yếu tố ấy đều có thể khiến bạn lây nhiễm bệnh dù bạn chưa phi xe ra ngoài đường, chưa hề bước chân đến chợ cóc.

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19? - Ảnh 4.

Bạn không đi đâu nhưng vẫn cần xuống dưới sảnh lấy hàng hóa.

Giải pháp: Hạn chế đi vào thang máy đông người. Không nói chuyện khi đi ở trong thang máy. Nếu có thể hãy đi thang bộ.

4. Đi lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc-xin

BS Trương Hữu Khanh khẳng định, việc đi lấy mẫu không đúng quy định của Bộ Y tế có thể làm lây nhiễm chéo. Do đó, dù không đi đâu nhưng nhiều người đến hẹn lịch tiêm vắc-xin, khi cần xét nghiệm Covid-19 vẫn cần phải đến khu vực yêu cầu, lấy mẫu xét nghiệm. Việc không đảm bảo có thể khiến người dân bị lây nhiễm bệnh.

Giải pháp: Nhân viên y tế cần rửa tay nhanh trước khi lấy mẫu, thay găng sau lấy mẫu 5 người. Thực hiện lấy mẫu như lấy cho người thân của mình. Người dân đi lấy mẫu phải tuân thủ khoảng cách, khẩu trang và phải có ý kiến khi nhân viên y tế làm không đúng quy định vì mình được quyền nói.

Nhiều người thắc mắc: Tại sao chỉ ở trong nhà mà vẫn bị nhiễm bệnh Covid-19? - Ảnh 5.

Việc đi lấy mẫu không đúng quy định của Bộ Y tế có thể làm lây nhiễm chéo.

Tóm lại, BS Trương Hữu Khanh khẳng định, ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội thì bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Điều quan trọng là luôn biết cách bảo vệ chính mình, không được chủ quan. Chú ý khi rời khỏi cửa nhà cần phải đeo khẩu trang, mang theo dung dịch sát khuẩn, trang bị thêm kính chắn giọt bắn, không được tụ tập đông người dù chỉ một chốc một lát.

Hạn chế tiếp xúc với bất cứ ai, nếu có thể giao dịch bằng những cách không cần mặt đối mặt để nhận hàng hóa thì hãy tận dụng tối đa.

Sau cùng, bước sát khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đi ra ngoài về, dù chỉ là xuống sảnh cũng không chủ quan. Nên thay quần áo, bỏ khẩu trang đúng nơi quy định, rửa tay sạch bằng xà phòng...

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 38 phút trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 1 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Top