Nhiều thực phẩm chức năng kém chất lượng
GiadinhNet - Ngày 9/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Thực phẩm chức năng- những vấn đề cần sáng tỏ”.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nhiều người hiểu sai thực phẩm chức năng (TPCN) là thuốc chữa bệnh. Nhiều loại TPCN quảng cáo “vống” lên nhiều so với thực tế, dẫn đến người mua “tiền mất tật mang”. Theo định nghĩa đã được luật hóa trong Luật An toàn thực phẩm, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Viện trưởng Viện TPCN, về mặt khoa học, TPCN là an toàn, bởi vì đây là hoạt chất tự nhiên nên tính an toàn được đặt lên hàng đầu, còn thuốc thì tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu. Vì an toàn nên ai cũng sử dụng được TPCN từ người già đến người trẻ, người có bệnh hay không có bệnh. Tại một số bệnh viện, nếu bệnh nhân có nhu cầu hay để tăng hiệu quả quá trình điều trị thì bác sỹ có thể kê thêm một số TPCN.
Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cho rằng, TPCN không phải thuốc nhưng có tiêu chuẩn, quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Trước khi tung ra thị trường thì dù là sản phẩm trong nước hay nhập khẩu cũng phải công bố tiêu chuẩn tại Cục An toàn thực phẩm về chất lượng, tính an toàn, hiệu quả, sau đó mới được Cục thẩm định, cấp giấy chứng nhận mới được lưu hành.
“Nhưng trên thị trường có một số sản phẩm làm giả, không đảm bảo chất lượng, kém hiệu quả, vì ngành này phát triển như vũ bão. Trong năm qua, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 3 cơ sở vi phạm. Theo tôi, tỷ lệ hàng giả còn lớn hơn rất nhiều”, ông Trần Đáng nói.
Thúy nga
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 10 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 15 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 17 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 18 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.