Nhọc nhằn đời lao công bệnh viện: Đi ngủ vẫn đeo khẩu trang
GiadinhNet - Lao công trong bệnh viện là những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, độc hại nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Công việc vất vả lại nhiều rủi ro, đôi khi còn bị kỳ thị nhưng họ vẫn phải bám nghề, tất cả vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo hàng ngày.

Không “nuốt” nổi cơm vì ám ảnh mùi hóa chất
Để gìn giữ vệ sinh chung và tránh nguy cơ lây nhiễm nên bệnh viện nào cũng có một đội ngũ lao công chuyên lau chùi, dọn dẹp. Họ được coi là những người gìn giữ “bộ mặt” của các bệnh viện. Các đồ dùng luôn sạch sẽ, hành lang bệnh viện luôn tinh tươm… là nhờ công sức không nhỏ của các lao công. Họ luôn phải đối mặt với những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trong khu nhà vệ sinh sặc mùi hóa chất tẩy rửa tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Hạnh (50 tuổi, quê Thanh Hóa) đang lúi húi tẩy rửa các bồn cầu. Người phụ nữ này không giấu được vẻ ngại ngần khi được hỏi về công việc. Cô tâm sự: “Nói thật là chẳng ai muốn làm cái nghề suốt ngày phải tiếp xúc với nước thải, chất thải rất dễ lây nhiễm từ bệnh nhân; Nhưng vì cuộc sống nên tôi vẫn phải “nhắm mắt” làm. Ban đầu, nhiều người cũng khuyên tôi nên tìm công việc khác, chứ suốt ngày quanh quẩn ở khu truyền nhiễm thì sớm muộn cũng “rước họa vào thân”. Nhưng giờ tuổi đã nhiều, thôi thì chấp nhận hi sinh vì các con. Tôi đã “bám trụ” tại đây được gần bảy năm rồi”.
Cô Hạnh cho biết, thời gian đầu chưa quen việc, cô rất lúng túng trong việc xử lý rác thải tại các phòng bệnh. Nào là bông băng dính đầy máu của người bệnh, những ống kim tiêm sắc nhọn, những túi dịch bốc mùi trong thùng rác, đến những xú uế tại khu nhà vệ sinh… Tất cả trở thành nỗi ám ảnh với người phụ nữ này.
“Nhiều khi lau dọn xong, đến bữa ăn, bưng bát cơm lên lại rùng mình, cảm giác nôn nao khắp người. Mùi thuốc, mùi hóa chất tẩy rửa cứ rõ mồn một trước mặt. Thế nên bụng đói nhưng không sao nuốt được miếng cơm”, cô Hạnh bùi ngùi kể lại.
Cũng tương tự như cô Hạnh, chị Hồng (quê Nam Định), nhân viên vệ sinh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng có thời kỳ bị rối loạn tiêu hóa vì chế độ ăn uống thất thường. Chị kể: “Đi làm từ hơn 5 giờ để 6 giờ kịp có mặt giao ca nên tôi thường không kịp ăn sáng. Hôm nào mua vội được gói xôi thì tranh thủ ăn, không thì nhịn đến trưa luôn. Nhiều hôm đang ngồi ăn cơm có người báo, bệnh nhân làm đổ cái này hay vỡ cái kia, chúng tôi lại phải buông bát buông đũa đi dọn ngay. Chạy từ tầng 1 lên tầng 4, đến lúc dọn xong quay xuống, mệt chẳng muốn ăn nữa. Ăn uống thất thường nên tôi bị đau dạ dày mãn tính rồi, ăn uống cũng không còn thấy ngon như trước”.
Những ám ảnh
Mặc dù đã được trang bị các dụng cụ bảo hộ, tuy nhiên do thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm bệnh như HIV, viêm gan B… nên chị Hồng và các đồng nghiệp lúc nào cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ. Bản thân chị đã có thời kỳ còn mắc “bệnh nghề nghiệp”, khi đi ngủ cũng vẫn đeo… khẩu trang.
“Đi làm kiếm được đồng tiền đúng là đáng quý thật, nhưng sức khỏe của mình còn quý hơn. Thế nên chúng tôi luôn bảo nhau phải tự bảo vệ mình cẩn thận vì cảm tưởng như nhìn đâu cũng thấy virut, vi khuẩn gây bệnh. Không ai nói trước được điều gì cả. Nhỡ may bị lây bệnh thì khổ mình, khổ con cái. Thôi thì phòng còn hơn chống, chấp nhận “sống chung với lũ” vậy”, chị Hồng chia sẻ. Theo chị Hồng, chị phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang suốt giờ làm. Lúc đầu thấy vướng víu, khó thở với chiếc khẩu trang, lâu dần thành quen, có hôm nghỉ trưa chị vẫn quên không tháo đồ bảo hộ ra. Lúc tỉnh dậy vẫn thấy khẩu trang còn đeo trên mặt.
Hơn 3 năm làm nhân viên vệ sinh tại Khoa Chỉnh hình (Bệnh viện Nhi Trung ương), cô Thìn (52 tuổi) chia sẻ: “Làm nghề này vất vả, đối mặt với nguy cơ lây bệnh cao nhưng lại không được ghi nhận. Nhiều khi còn bị dư luận coi là nghề thấp kém trong xã hội. Buồn nhất là lúc lau chùi bồn cầu trong các nhà vệ sinh, nhiều người nhìn chúng tôi với ánh mắt xem thường. Những lúc như thế, chúng tôi thấy chạnh lòng và tủi thân vô cùng. Vì cuộc sống, vì gia đình nên vẫn phải gạt nước mắt mà tiếp tục công việc”.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ lao động
BS Nguyễn Duy Hẳn, Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Viện Quân y 103) khuyến cáo: Để tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây bệnh, những người làm nghề lao công trong bệnh viện (đặc biệt là tại những nơi có khả năng lây nhiễm cao), cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo hộ lao động như: Đeo khẩu trang y tế, mũ trùm đầu, đi găng tay, đeo ủng trong quá trình làm việc. Trong các nhà vệ sinh ẩm thấp, những nơi tập kết rác thải y tế, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, người lao động càng phải cẩn trọng, không được lơ là, chủ quan. Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trường hợp bị máu của bệnh nhân dính ra tay hoặc vô tình bị kim tiêm đã qua sử dụng đâm trúng, phải lau rửa thật sạch, sau đó đi xét nghiệm để phát hiện sớm nếu có virus gây bệnh.
(Còn nữa)
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.