Những ai dễ gặp căn bệnh có nguy cơ bị cắt cụt chi, tháo khớp chi do hoại tử?
GiadinhNet - Viêm mao mạch dị ứng là bệnh gặp phải nhiều hơn ở trẻ em, với tỷ lệ mắc trước 5 tuổi là 50%, 3–10 tuổi là 75%. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cũng cao hơn gấp 2 lần so với nữ.
Những ai dễ mắc bệnh?
Viêm mao mạch dị ứng còn được biết đến với nhiều tên gọi như hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp… là bệnh tự dị ứng có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan chủ yếu là khớp, da, thận, ruột…

Nhiều người nhầm lẫn căn bệnh với bệnh dị ứng, đau khớp... Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Tổng Thư ký Hội Da liễu Việt Nam: Đây là bệnh thuộc hệ miễn dịch, có 2 dạng chính là viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử.
Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này là viêm đường hô hấp và lạm dụng thuốc.
"Căn bệnh này thường xuất hiện ở người trẻ, dưới 20 tuổi. Đây là bệnh lý có biểu hiện đa dạng khó xác định nguyên nhân chính xác và dễ nhầm lẫn với nhiều loại khác như đau khớp, đau bụng, tiểu đường"- PGS Hưng cho biết.
Theo các chuyên gia, bệnh gặp phải nhiều hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc trước 5 tuổi là 50%, 3–10 tuổi là 75%. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cũng cao hơn gấp 2 lần so với nữ.
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý có biểu hiện đa dạng khó xác định nguyên nhân chính xác và dễ nhầm lẫn với nhiều loại khác như đau khớp, tiểu đường… Nếu không chữa kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, tháo khớp chi do hoại tử.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm mao mạch hoại tử vì vậy cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này.
Bệnh có khả năng nhiễm do thời tiết, dị ứng, nhiễm khuẩn,… gây nên nhưng không có chứng minh liên quan.
Khi bị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt kèm các triệu chứng lâm sàng là các mảng màu tím hoặc đỏ nâu, có bờ nổi cao hơn bình thường. Ở trung tâm có màu vàng nâu kèm theo hiện tượng giãn mạch, vị trí thường gặp nhất; Viêm mao mạch hoại tử có những biểu hiện viêm hạt đi kèm với tình trạng nhiễm tầng lớp.
Triệu chứng trên da: 50% trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầu tiên trên da như xuất huyết tại mặt duỗi tau chân, quanh mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay… Các xuất huyết này không ngứa, dạng chấm, gờ cao hơn mặt da, có thể mề đay, bọng nước hoặc bầm máu thậm chí là ban hoại tử. Nếu chỉ dựa vào triệu chứng này, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với xuất huyết giảm tiểu cầu, lupus ban đỏ…
Triệu chứng ở khớp: 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp phải các vấn đề ở khớp như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu đồng thời đau đớn tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp, đau gân phối hợp.
Đường tiêu hóa: 37–66% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng bị đau bụng quanh rốn, nôn và buồn nôn. Cơn đau sẽ kéo dài từ vài giờ thậm chí vài ngày và hay tái phát. Một số bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết ra máu như đi ngoài phân đen, nôn ra máu kèm đau bụng dữ dội…
Tổn thương thận: Tổn thương thận gặp phải ở 25–50% bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng đái ra máu đại thể hoặc vi thể.
Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng có thể gây viêm tinh hoàn, viêm cơ tim,… rất nguy hiểm.
Bệnh có cơ chế tự miễn của cơ thể vì vậy bệnh có thể nhanh khỏi, tuy nhiên cũng không nên chủ quan coi thường bệnh. Theo các chuyên gia, viêm mao mạch dị ứng là bệnh khá nguy hiểm, cần được điều trị sớm và nhanh chóng để ngăn chặn biến chứng.

Căn bệnh này thường khá xa lạ đối với nhiều người nên mọi người thường chủ quan. Đa số đều nhầm tưởng bị đau khớp hoặc tiểu đường mà không rõ các dấu hiệu để kịp thời khám và điều trị. Ảnh minh họa
Bệnh có khả năng lây lan?
Đây là bệnh tự dị ứng nên không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, viêm mao mạch dị ứng xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Do vậy, bệnh nhân vẫn có thể lây lan các bệnh viêm nhiễm này đến người lành.
Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nếu các vấn đề viêm đường hô hấp chưa được điều trị khỏi.
Điều trị bằng cách nào?
Người mắc bệnh không gặp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể để lại nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng, phiền toái đối với người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện, điều trị sớm, có khả năng hạn chế tối thiểu các biến chứng chữa trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, mới phát hiện trong giai đoạn đầu (cấp tính), bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, kê cao chân, uống hoặc truyền vitamin C liều cao, uống nhiều nước và bảo đảm chế độ dinh dưỡng khoa học.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều vitamin, rau xanh rất cần cho người bệnh. Ảnh minh họa
Ở giai đoạn nặng hơn, phải điều trị lâu dài, cẩn thận để không để lại biến chứng biểu hiện ngoài da. Bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ, không uống thuốc linh tinh, bừa bãi. Khi điều trị cần làm theo liệu trình chỉ đinh của bác sĩ chuyên khoa. Có như vậy bệnh mới mau khỏi, không diễn biến phức tạp, có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Bên cạnh liệu pháp điều trị bằng Tây y, nhiều người tìm đến Đông y để chữa viêm mao mạch dị ứng. Tuy nhiên, khi dùng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trong Đông y có những phương pháp giúp kiểm soát căn bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch an toàn và hiệu quả, tập trung vào việc nâng cao chính khí của cơ thể cho bệnh nhân, lập lại sự cân bằng âm dương, chú trọng đến nâng cao chức năng của các tạng Tỳ, Can, Thận.
Tuy nhiên, vị thuốc trong Đông y lại có tác dụng chậm, không phù hợp để điều trị các đợt phát bệnh cấp. Do vậy, khi phát hiện viêm mao mạch dị ứng, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Người bệnh nên và không nên ăn gì?
- Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ hải sản cá, tôm tươi, cua, mực,…thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn. Không nên ăn ngoài linh tinh những thực phẩm chế biến không hợp về sinh, ôi thiu, thực phẩm bẩn.
- Hạn chế các đồ cay nóng nếu ăn nhiều có thể gây những phản ứng của cơ thể như dị ứng, phát ban, nóng trong, cơ địa nóng như rượu, bia, đồ cay... Nguy cơ khiến cho bệnh càng thêm nặng khó điều trị
- Nên ăn những thực phẩm tươi mát như rau xanh, hoa quả tươi,…cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Rau quà càng nhiều màu thì càng chứng tỏ có khả năng tăng sức đề kháng hệ miễn dịch tốt hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu bao gồm nhiều vitamin a, b, c, d, e… và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nên uống chè có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốc trong cơ thể, mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 cốc.
- Bổ sung nhiều nước, nên uống đủ 2 lít nước trong ngày và bổ sung thêm từ nhiều thực phẩm khác. Tránh tình trạng mất nước, thiếu nước khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Mai Anh

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 7 giờ trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 15 giờ trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.