Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bất cập trong dự thảo Nghị định Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hoá nhập khẩu

Thứ tư, 09:15 16/06/2021 | Y tế

GiadinhNet - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng, dự thảo Nghị định ngày 4/6 do Bộ Tài chính xây dựng, quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu "thiếu vắng" vai trò của các bộ ngành liên quan.

Ngày 12/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38 về việc Phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu, giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đầu mối phối hợp với các bộ và các tổ chức cá nhân có liên quan xây dựng dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về án toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu.

Về Dự thảo Nghị định này, Hiệp hội TPCN Việt Nam đã có văn bản góp ý, tuy nhiên qua nghiên cứu Dự thảo Nghị định do Bộ Tài chính xây dựng, Hiệp hội TPCN Việt Nam nhận thấy nhiều nội dung bất cập, không phù hợp và cơ bản chưa tiếp thu các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các Viện, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời trái với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 38, PGS.TS Trần Đáng thông tin.

Những bất cập trong dự thảo Nghị định Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hoá nhập khẩu - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam chia sẻ những ý kiến với báo chí về nội dung Dự thảo Nghị định ngày 4/6 do Bộ Tài chính xây dựng.

Theo đó, Hiệp hội cho rằng, phạm vi của đề án tại Quyết định 38 gồm hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu. Nhưng Dự thảo Nghị định lại quy định các nội dung trình tự công bố hợp quy, đăng ký công bố, tự công bố.

Đây là nội dung thuộc phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước áp dụng thống nhất cho cả thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho rằng: "Dự thảo Nghị định đã không phân biệt được hoạt động kiểm tra nhà nước và Hoạt động quản lý nhà nước".

Cũng theo ông Đáng, dự thảo sẽ làm phát sinh thêm đầu mối là các cơ quan kiểm tra thuộc bộ Tài chính thay vì trước đây chỉ có các cơ quan được Bộ quản lý chuyên giao/chỉ định.

Gây lộn xộn, dễ mất kiểm soát ATTP nhập khẩu

"Bên cạnh đó, với mục tiêu chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao công tác quản lý chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hoá nhập khẩu, theo đó Nghị định về kiểm tra nhà nước phải đảm bảo 5 nguyên tắc và đáp ứng được 7 cải cách tại Quyết định số 38 nhưng Dự thảo Nghị định do Bộ Tài chính xây dựng chưa đảm bảo các nội dung được giao tại Quyết định số 38. Cụ thể, Dự thảo Nghị định không tuân thủ các quy định tại các Luật An toàn thực phẩm; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, không kế thừa sự tiến bộ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP…", PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh. 

Đặc biệt, việc không kế thừa các tiến bộ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP để giải quyết tất cả các bất cập liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành như: chỉ kiểm tra ATTP, chất lượng sẽ do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và sẽ được các cơ quan quản lý chuyên ngành hẩu kiểm khi lưu thông trên thị trường theo các nguy cơ; việc kiểm tra ATTP được thực hiện theo 3 phương thức. 

Tuy nhiên, với quy định tại Dự thảo Nghị định như hiện nay đã tạo ra sự "phân biệt đối xử" giữa thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu về phương thức và mức độ kiểm tra. Việc này sẽ dẫn đến Việt Nam sẽ phải xử lý các quan ngại, khiếu nại của các nước xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước khu vực. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng Dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính đã không được thực hiện theo quy trình đánh giá tác động văn bản (RIA) theo luật ban hành văn bản.

Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam đề xuất Việt Nam cần phân định rõ, tránh nhầm lẫn quản lý Nhà nước và kiểm tra nhà nước. Làm rõ, nâng cao vai trò của các bộ ngành trong công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là các bộ ngành chịu trách nhiệm về chuyên môn (Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm)...

Cơ quan kiểm tra nhà nước là tổ chức thực hiện các dịch vụ, bên thứ ba trong đánh giá sự phù hợp. Với 3 phương thức kiểm tra gồm kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt cần xây dựng tiêu chí cụ thể, dễ hiểu, kể cả tiêu chí với nhà cung cấp.

Hải Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top