Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh về răng miệng mà người cao tuổi thường gặp

GiadinhNet - Tuy tuổi cao không phải là yếu tố ảnh hưởng chính đến sức khỏe răng miệng, nhưng cũng là yếu tố làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh răng miệng và toàn thân.

Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng sẽ bị hao mòn và suy yếu.

Người ta thấy rằng khi tuổi càng cao, số lần mắc và chữa các bệnh toàn thân càng nhiều thì sự ảnh hưởng đến răng miệng càng sâu sắc. Ngược lại, những biến đổi suy thoái ở răng miệng càng nặng thì sự tác động đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi cũng không phải ít.

Nhiều người cho rằng chỉ trẻ em mới sâu răng, nhưng thực tế, những người lớn tuổi bị sâu răng nhiều hơn cả trẻ em. Ảnh minh họa.

Nhiều người cho rằng chỉ trẻ em mới sâu răng, nhưng thực tế, những người lớn tuổi bị sâu răng nhiều hơn cả trẻ em. Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số bệnh về răng miệng mà người già thường gặp nhất, cần lưu ý để chăm sóc răng miệng tốt hơn:

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là bệnh phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nhiễm này chính là mảng bám vi khuẩn. Dấu hiệu sớm của bệnh nha chu là lợi sưng, đỏ và dễ chảy máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chảy máu lợi thường do có sự tổn thương sâu bên dưới. Nếu không được chữa trị, bệnh viêm lợi sẽ tiến triển thành viêm nha chu.

Một khi mảng bám trên răng không được lấy đi thật sạch thì hàng triệu vi khuẩn trong đó sẽ kết hợp với các thành phần khác trong nước bọt tạo nên vôi răng. Vôi răng là cấu trúc rắn có bề mặt sần sùi, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tiếp tục bám vào. Chính vôi răng và độc tố từ vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm và phá huỷ mô nâng đỡ của răng.

Hậu quả của sự tạo thành vôi răng và quá trình viêm nhiễm là nướu răng không còn ôm sát vào răng nữa, hình thành túi nha chu chứa đầy mảng bám. Càng ngày túi nha chu càng sâu thêm, mảng bám di chuyển sâu về phía chân răng và xương bị tiêu đi. Do vậy, người cao tuổi dễ bị tụt nướu, mất bám dính và tiêu xương.

Một số yếu tố như: tuổi càng cao; các tổn thương vùng miệng; bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C...; các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống tăng huyết áp loại ức chế kênh Ca, thuốc chống co giật, cyelosporin… có thể gây tổn thương đến mô nha chu.

Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh nha chu thì bạn sẽ phải đi điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng.

Các bác sĩ đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu (nướu) và bệnh tim. Nhưng một số các nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh nướu răng có thể thúc đẩy vấn đề về tim. Bệnh nướu răng gây ra tình trạng viêm cấp thấp, có thể gây ra hoặc góp phần vào sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Nguy cơ đột quỵ, bệnh Alzheimer và một số dạng viêm khớp cũng có thể tăng do hậu quả của bệnh nướu răng.

Một báo cáo của CDC cho thấy tỷ lệ ung thư miệng cao sau tuổi 60. Và gần 40% số người lớn tuổi không đến nha sĩ. Ảnh minh họa.

Một báo cáo của CDC cho thấy tỷ lệ ung thư miệng cao sau tuổi 60. Và gần 40% số người lớn tuổi không đến nha sĩ. Ảnh minh họa.

Chứng khô miệng

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở người cao tuổi khỏe mạnh, tổng lưu lượng nước bọt không giảm so với trước đây. Song nhiều người cao tuổi vẫn mắc chứng khô miệng. Nguyên nhân là do các bệnh toàn thân, việc sử dụng thuốc và xạ trị gây khô miệng.

Một nghiên cứu cho thấy có hơn 400 thứ thuốc thuộc loại chống trầm cảm, an thần, chống parkinson, có tác dụng phụ gây giảm tiết nước bọt. Một số bệnh gây khô miệng như alzheimer, sjogren, bệnh tự miễn... Khô miệng làm cho niêm mạc khô và dễ trầy xước, giảm sự bôi trơn, dễ nhiễm khuẩn, viêm nướu, nhiễm nấm, đau, khó ăn, khó nuốt.

Vì vậy khi bị khô miệng nên khám và điều trị sớm để hạn chế mắc bệnh. Phòng tránh khô miệng bằng các phương pháp như sau: Thay thế thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng bằng các thuốc không gây khô miệng trong điều trị các bệnh ở người cao tuổi; dùng nước bọt nhân tạo vệ sinh răng miệng hằng ngày; thực hiện chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước...

Lão hóa răng

Quá trình lão hóa gây những biến đổi ở răng gồm: mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tăng tạo xê-măng ở chân răng, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút... Một số người có nhiều răng mang miếng trám lớn nên cũng dễ bị sâu tái phát. người cao tuổi vẫn bị sâu răng mới, tái phát ở thân răng và dễ bị sâu ở chân răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng đều kém hiệu quả.

Việc điều trị các bệnh răng cho người cao tuổi cần phải dùng vật liệu phóng thích fluor (F) như xê-măng galss ionomer, phòng bệnh bằng F tại chỗ khi thấy có nguy cơ sâu răng tiến triển do giảm tiết nước bọt. Nên khám định kỳ, thực hiện chế độ theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên. Những người bị hạn chế về trí tuệ, vận động nặng cần sự hỗ trợ của người thân hay nhân viên y tế cộng đồng để thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Để phòng chữa những hao mòn ở răng cho người cao tuổi, nên thực hiện khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Ảnh minh họa.

Để phòng chữa những hao mòn ở răng cho người cao tuổi, nên thực hiện khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Ảnh minh họa.

Thoái hóa niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng ở người cao tuổi thường có những tổn thương do các bệnh răng miệng như: Niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn. Bệnh toàn thân và việc dùng một số thuốc chữa bệnh có thể làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm khuẩn và ung thư. Do đó cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng ở người cao tuổi.

Rối loạn vận động và suy yếu vị giác

Người cao tuổi thường bị rối loạn phản xạ nuốt và tư thế cơ miệng. Khả năng nhai và nuốt ở người cao tuổi (dù còn đủ răng) vẫn kém hiệu quả. Những bệnh toàn thân như tai biến mạch máu não, Parkinson hoặc dùng một số thuốc như phenothiazine dễ gây sặc hay hít thức ăn vào đường thở. Bệnh thoái hoá khớp có thể ảnh hưởng trên khớp thái dương hàm cũng ảnh hưởng đến khả năng nhai.

Do suy giảm vị giác nên nhiều người cao tuổi than phiền là ăn không ngon miệng, không cảm nhận được mùi và vị của thức ăn. Một số nghiên cứu cho thấy: mùi ít bị ảnh hưởng do tuổi còn vị giác lại giảm dần khi tuổi tăng lên. Do không cảm nhận được mùi vị thức ăn, giảm sút về vận động các cơ vùng miệng, giảm tiết nước bọt dễ làm cho người cao tuổi chán ăn, thiếu chất, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top