Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những biện pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù

Thứ sáu, 20:32 24/07/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Gánh chịu hệ quả nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 dường như vẫn là những đối tượng khá đặc thù như lao động nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nông thôn… Trước thực trạng đó, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo an sinh xã hội.

Tại Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 30.800.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm mất việc làm, giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Số cá nhân bị giảm thu nhập chiếm tỉ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương ứng với 17.600.000 trường hợp. Riêng trong quý II, có thêm 2.400.000 lao động mất việc. Trong đó, gánh chịu hệ quả nặng nề nhất từ đại dịch dường như vẫn là những đối tượng khá đặc thù như lao động nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nông thôn…

Lý giải về tình trạng này, Báo cáo nhanh số 5 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nữ giới nhiều hơn so với nam giới vì phụ nữ chiếm đa số trong các ngành nghề liên quan đến ăn uống, bán hàng, lưu trú, sản xuất, dịch vụ chăm sóc gia đình và y tế – những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng.

Trong khi đó, việc làm của lao động nông thôn, nhất là thanh niên, vốn luôn trong tình trạng thiếu ổn định, khi đất nông nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị và các công trình công cộng... Sau khi mất đất, họ không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không đủ nhạy bén để chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc chỉ có thể làm những công việc đơn giản, thời vụ với thu nhập bấp bênh trong thành phố do trình độ học vấn thấp, chưa qua trường lớp đào tạo kỹ năng nghề nghiệp bài bản. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều công nhân ở các khu công nghiệp phải bỏ thành phố về quê hương và lâm vào tình cảnh thất nghiệp khi không biết làm gì với tấm bằng cấp II hoặc cấp III trong tay.

Với người dân tộc thiểu số, lao động vùng biên, người thuộc hộ nghèo/cận nghèo ở các địa phương, công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho những đối tượng đặc thù này càng trở nên khó khăn gấp bội trước các hệ luỵ tiêu cực của dịch bệnh. Xuất khẩu lao động vẫn được coi là một trong các phương án khả dĩ giúp họ thoát nghèo, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống, nhưng dịch bệnh hoành hành khó kiểm soát buộc nhiều quốc gia đóng cửa biên giới đã khiến công tác đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài bị đình trệ.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao khiến áp lực kiểm soát lạm phát trở nên mạnh hơn và ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân trong thời gian qua. Ngay cả khi dịch bệnh cơ bản đã được khống chế và kiểm soát tốt tại nước ta, tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp đang từng bước được phục hồi, song theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số lượng lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19 có thể nhiều hơn vào cuối năm 2020.

Thực trạng trên đây đòi hỏi những giải pháp cấp bách nhằm kịp thời hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, giúp họ từng bước vượt qua khó khăn, tìm được công việc ổn định để chủ động cuộc sống.

Những biện pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù - Ảnh 2.

Nhiều biện pháp đồng bộ được các cơ quan quản lý nhà nước triển khai để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù. Ảnh: TL

Để ứng phó với tình hình này, những hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm tiếp tục được Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đẩy mạnh với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo an sinh xã hội.

Với sự thay đổi trong hạn mức cho vay vốn theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP, người lao động nói chung và những đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Cụ thể, mức cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh là 2 tỉ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm); những trường hợp đặc thù nêu trên được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất trên đây. Bên cạnh đó, Nghị định 74 cũng nâng thời hạn cho vay tối đa lên gấp đôi so với trước kia (120 tháng), thời hạn cho vay cụ thể với từng đối tượng sẽ do Ngân hàng Chính sách Xã hội xem xét dựa trên nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.

Song song với đó, dưới sự chỉ đạo sát sao từ Cục Việc làm, hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm ở các địa phương đã tích cực triển khai những giải pháp đồng bộ để kết nối, tạo việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, bộ đội xuất ngũ… Ngoài những phiên giao dịch việc làm diễn ra định kỳ tại trụ sở, các Trung tâm còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại các xã, huyện, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, những nơi còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, buổi nói chuyện định hướng nghề nghiệp nhằm phổ biến thông tin tuyển dụng mới nhất của các nhà máy, công ty, đơn vị; tư vấn và hỗ trợ học nghề với những cá nhân có nhu cầu.

Đối với những lao động thất nghiệp có nguyện vọng tìm việc làm mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, đội ngũ tư vấn viên của các Trung tâm Dịch vụ việc làm công cũng tư vấn họ tận dụng những phương diện tích cực của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp như được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được hỗ trợ kinh phí học nghề… hoạt động hỗ trợ học nghề không chỉ giúp các lao động nữ, lao động nông thôn… cải thiện trình độ chuyên môn để tìm được những vị trí mới có thu nhập cao hơn và ổn định hơn, mà trong nhiều trường hợp, còn giúp họ tự chủ chính công việc của mình và góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động khác thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế sau thời gian được đào tạo về những ngành nghề có tính ứng dụng cao như điện tử - điện lạnh, pha chế đồ uống, nấu ăn, cơ khí…

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói chung và Cục Việc làm nói riêng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm thông qua các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, giám sát hoạt động của Quỹ Quốc gia về việc làm, trong đó, tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động nữ lớn tuổi, lao động vùng biên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động bị thu hồi đất… để đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế này trong một thị trường ngày càng khắc nghiệt hơn, không chỉ vì những thách thức mà đại dịch Covid-19 mới đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu mà còn bởi những yêu cầu sống còn đối với bất cứ người lao động nào trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ.

Thu Huyền

Thu Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nệm Thuần Việt, môi trường làm việc đáng trải nghiệm cho các bạn trẻ

Nệm Thuần Việt, môi trường làm việc đáng trải nghiệm cho các bạn trẻ

Sản phẩm - Dịch vụ - 21 phút trước

Phát triển văn hóa làm việc 5 không, Nệm Thuần Việt trở thành môi trường lý tưởng cho các bạn trẻ rèn luyện, cả về năng lực chuyên môn, tư duy nhạy bén và giá trị con người.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 1 tỉ đồng tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng có bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 1 tỉ đồng tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng có bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 46 phút trước

GĐXH - Lãi suất ngân hàng đối với kỳ hạn gửi tiền 24 tháng dao động từ 4,4 - 6%/năm. Nếu có 1 tỉ gửi tiết kiệm sau 24 tháng có thể có số lãi 120 triệu đồng.

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Xu hướng - 3 giờ trước

GĐXH - Trước kỳ nghỉ lễ, nhiều đường bay nội địa rơi trạng thái "cháy" vé và các hãng hàng không đều tăng cường ghế bay, chuyến bay nhưng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo, lượng hành khách qua cảng dịp nghỉ lễ này thấp.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay đi lên đối với cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 24K các loại.

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đang cực hời nhờ có chương trình ưu đãi hấp dẫn, nắm ưu thế lớn để cạnh tranh với Mitsubishi Xpander Cross.

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Sản phẩm - Dịch vụ - 4 giờ trước

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ("Vinamilk") đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông ("ĐHĐCĐ") năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

GĐXH - Với những người chơi vàng lâu năm họ có những nguyên tắc nhất định để không bao giờ phải chịu thua lỗ khi đầu tư vàng.

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Giá cả thị trường - 6 giờ trước

Cam sành tại Trà Vinh rớt giá còn 5.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn lao đao. Trong khi đó, ruột măng cụt có giá tới 850.000 đồng/kg vẫn đắt hàng.

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Sản phẩm - Dịch vụ - 21 giờ trước

Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một "Di sản từ cao nguyên" đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức.

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trước

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Top