Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những 'chiến công' thời bình của những cựu binh Bắc Kạn

Thứ bảy, 15:00 27/07/2024 | Đời sống

GĐXH - Không chỉ đóng góp, hy sinh cho công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, mang lại hòa bình cho đất nước, nhiều gia đình có công ở Bắc Kạn không ngừng cống hiến xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tham gia nhập ngũ năm 1986, trải qua 3 năm 6 tháng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, năm 1989, ông Lường Ngọc Lục, thôn Bó Pết, xã Yên Thịnh (Chợ Đồn) được xuất ngũ trở về địa phương. Cũng giống như bao hộ gia đình khác trong thôn, cuộc sống của gia đình ông Lục phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp (trồng lúa, trồng ngô) nên cũng gặp nhiều khó khăn.

Trải qua bao nhiêu năm, ông Lục nhận thấy nếu chỉ làm ruộng, nương,... thì dù có cố gắng cũng chỉ đủ ăn, khó có thể làm giàu được. Với lợi thế địa phương có đồng cỏ chăn thả, nguồn thức ăn dồi dào phù hợp để phát triển chăn nuôi đại gia súc, năm 1991, ông Lục đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng cùng với số vốn tích góp của gia đình để mua bò sinh sản về nuôi.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, song song với việc chăn nuôi bò sinh sản, gia đình ông Lục tiếp tục duy trì diện tích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thêm lợn, gà,… để vừa có thêm nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống hằng ngày, vừa có vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Bắc Kạn - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình ông Lường Ngọc Lục ở thôn Bó Pết, xã Yên Thịnh (Chợ Đồn)

Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, vừa làm, vừa học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, đàn bò của gia đình ông Lục phát triển tốt, sau 5 năm đã tăng lên 20 con. Để mở rộng quy mô tổng đàn và tăng thu nhập, ông Lục đã quyết định chuyển chuồng trại vào khu kinh tế mới cách nhà hơn 1 km để thuận lợi cho việc chăn thả.

Khu kinh tế mới có diện tích hơn 50 ha, trong đó một phần là núi đá cao nên ông Lục đã khai thác phần chân núi, diện tích đất bằng để làm bãi chăn thả và quy hoạch 5.000m2 trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Hiện tại, ông Lục đang có tổng đàn 32 con, trung bình mỗi năm bán ra thị trường khoảng 10 con bò thương phẩm, mỗi con có giá dao động từ 12 - 15 triệu đồng, một năm từ bán bò ông Lục đã có nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Lục cũng nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt và trồng thêm 1 số cây như xoan và quế.

Từ các mô hình chăn nuôi và sản xuất nông, lâm nghiệp, đến nay, gia đình ông Lục đã vươn lên trở thành hộ khá giả tại địa phương. Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, ông còn là tấm gương tiêu biểu trong thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương. Là hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua do các cấp hội phát động. Ông được các cấp hội tặng nhiều Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu".

Tương tự, từ nhiều năm nay, thương binh hạng 2/4 Hà Ngọc Tú (SN 1963) ở tổ dân phố số 7, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Bắc Kạn không chỉ được người dân trong tổ yêu mến mà còn khiến cán bộ chính quyền địa phương nể phục bởi lối sống đầy trách nhiệm với cộng đồng.

Năm 1983, ông Hà Ngọc Tú nhập ngũ và đóng quân tại Đồng Bẩm (Thái Nguyên). Tháng 9/1983, ông được cử đi học sĩ quan ở Sơn Tây (Hà Nội). Đến năm 1986, ông lên đóng quân tại Hà Giang. Năm 2003, trong một lần làm nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại Xín Mần (Hà Giang), ông đã mất 2/3 cẳng chân phải, mang thương tật 2/4. Năm 2009, ông xuất ngũ.

Trong những năm qua, ông luôn giữ vững bản chất của người lính "Bộ đội Cụ Hồ" chăm lo phát triển kinh tế gia đình, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương. Năm 2010, ông được nhân dân tín nhiệm bầu là Bí thư chi bộ. Từ đó tới nay, hơn 13 năm làm Bí thư chi bộ cũng là chừng ấy năm ông tâm huyết với công việc này..

Ông Tú cho biết, dù thương tật 80% nhưng còn khỏe thì ông còn phục vụ người dân. Trong thâm tâm của ông luôn nghĩ đến lời dạy của Bác: "Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ".

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Bắc Kạn - Ảnh 2.

Thương binh Hà Ngọc Tú (áo xanh) trên đôi chân giả.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tú kể: "Trước đây, khi có chủ trương lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng, nhiều hộ dân còn chưa đồng tình, tôi đã bàn bạc trong Chi ủy chi bộ, Ban công tác Mặt trận để thống nhất cách làm. Sau đó, chúng tôi mời người dân tham gia họp bàn, hộ nào có ý kiến thắc mắc được trả lời và giải đáp ngay tại buổi họp. Do có sự đồng thuận cao trong nhân dân nên đến nay, toàn tổ đã có hệ thống đèn điện chiếu sáng giúp cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân thuận tiện, an toàn hơn".

Không chỉ vậy, hằng năm, ông Tú còn vận động nhân dân đóng góp từ 50 đến 70 ngày công tham gia lao động vệ sinh đường, ngõ, nhà văn hóa, chăm sóc đường hoa, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Lần nào tổ dân phố ra quân làm vệ sinh môi trường, ông luôn là người đi trước và ra về sau cùng. Ông Tú tâm sự: "Cách vận động mọi người hiệu quả nhất chính là sự gương mẫu của bản thân".

Là người sống chân tình, cởi mở với mọi người nên ông Tú hiểu tường tận hoàn cảnh từng gia đình trong tổ dân phố. Với kinh nghiệm và bề dày hàng chục năm công tác, người cựu chiến binh gần 40 năm tuổi Đảng đã giải quyết linh hoạt nhiều vấn đề nảy sinh trong tổ dân phố.

Chỉ tính riêng từ năm 2022 đến nay, ông đã tham gia nhiều buổi vận động, tuyên truyền về việc xây nhà đúng quy định, không lấn chiếm lòng lề đường; hòa giải mâu thuẫn gia đình, hòa giải mẫu thuẫn hàng xóm. Ông còn vận động nhân dân sửa chữa nhà văn hóa tổ dân phố...

Nhờ sự tích cực, nỗ lực của người Bí thư chi bộ và người dân địa phương, tổ dân phố số 7 nhiều năm liền đạt danh hiệu Tổ dân phố văn hóa; hằng năm trên 95% các hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hoá.

Trên đôi chân khập khiễng, hơn chục năm ròng, ông Tú vừa lo việc nhà, vừa lo việc xã hội với sự nhiệt huyết và chu toàn. Với tinh thần tích cực vì cộng đồng và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Năm 2023, ông Tú vinh dự là 1 trong 3 đại biểu của tỉnh Bắc Kạn tham dự Hội nghị biểu dương Người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Từ 1.8, người dân có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp khi có nhà cho thuê

Nhóm PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh

3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.

Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?

Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.

TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày

TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày

Đời sống - 16 giờ trước

Giá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.

Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?

Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động gặp tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi gì theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người

5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Những con giáp này có cách đối nhân xử thế đúng đắn, lại có tài, nhận được sự khâm phục của tập thể.

Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong

Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 học sinh di chuyển với tốc độ cao trên đường. Khi một xe tải bất ngờ xuất hiện phía trước, xe máy vội phanh gấp khiến 2 người trên xe trượt ngã, lao thẳng vào gầm xe tải.

Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong

Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong

Đời sống - 1 ngày trước

Anh T.M.T - bố của em T.M.D, nạn nhân đầu tiên được tìm thấy đã không khỏi xót xa trước sự ra đi đột ngột của con gái.

Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?

Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2026, bảng lương của lực lượng vũ trang có sự thay đổi? Dưới đây là thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.

Top