Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh trầm cảm mà không hay biết

Thứ bảy, 07:08 31/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Chỉ cần một dư chấn nào đó gây sốc tinh thần là bạn có thể trở thành nạn nhân của “kẻ giấu mặt” trầm cảm. Số đông những người mắc trầm cảm đều không biết mình bị bệnh và được điều trị theo đúng chuyên khoa.

Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi cảm thấy tương lai ảm đạm, thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và công việc, nghề nghiệp, học hành.

Trầm cảm khá nguy hiểm bởi chúng ta sẽ không biết được những người mắc phải đang nghĩ gì, muốn gì, có những khúc mắc gì để chia sẻ, để giải quyết vì họ luôn im lặng và âm thầm làm mọi thứ, luôn sợ sệt và hoang mang về một cái gì đó. Do vậy, bạn nên cẩn trọng với bệnh trầm cảm này, vì ranh giới giữa người mắc và người không mắc trầm cảm rất rất nhỏ. Chỉ cần một dư chấn nào đó gây sốc tinh thần là bạn có thể trở thành nạn nhân của “kẻ giấu mặt” trầm cảm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trầm cảm là một căn bệnh rất khó điều trị đặc biệt là vào giai đoạn bệnh diễn biến xấu, việc sớm phát hiện sẽ giúp người bệnh có giải pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.

Mỗi năm Việt Nam có 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ số ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm.

Dù không bị xã hội kỳ thị, xa lánh như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh… nhưng trầm cảm lại mang dấu hiệu nguy hiểm khác, đó là suy nghĩ về cái chết, là ý tưởng tự tử.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm

Hội chứng trầm cảm có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm xuất phát từ một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý (thực thể) hoặc có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin); thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).

Theo một bác sĩ ở bệnh viện Tâm thần TP.HCM, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 - 45, tỉ lệ nữ lớn gấp đôi nam.

6 dấu hiệu chứng tỏ một người đã mắc trầm cảm:

- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

- Luôn nói dối rằng không ai quan tâm đến mình, mình bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân.

- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt, thu mình lại trước bạn bè và gia đình, ngại giao tiếp.

- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

- Có ý nghĩ và hành vi tự sát, quan tâm đến cái chết nhiều hơn. Đối với trẻ em, thường xuyên hỏi về những thành viên trong gia đình và cách mà những người này đã ra đi. Những câu chuyện về cái chết dường như luôn thu hút được sự chú ý của trẻ.

- Chán ăn, sụt cân.

- Hứng thú công việc, cuộc sống giảm sút, thậm chí biến mất.

- Bình luận thấp bản thân. Những người cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi, tội ác tràn đầy.

Ngoài ra, người trầm cảm thường rất ngại giao tiếp kể cả với người thân và cũng lười vận động hơn bình thường. Họ thích im lặng và thu mình trong góc, nhìn vẻ ngoài họ luôn buồn chán, và cô độc.

Làm gì khi người thân bị trầm cảm?

Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.

Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 13 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top