Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi và hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia

Thứ năm, 10:00 13/10/2022 | Sống khỏe

Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế phải dùng thuốc. Tuy nhiên, không ít cha mẹ chăm sóc không đú­ng cách khiến bé lâu khỏi hoặc trở nặng hơn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà mẹ cần tránh khi bé bị sổ mũi và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ chuẩn nhất.

Khi bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, bé thường rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, lười ăn, biếng bú nên quấy khóc nhiều. Do đó, mẹ thường rất lo lắng, nóng vội muốn trẻ khỏi nhanh nên dễ phạm sai lầm khi chăm sóc.

4 sai lầm cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi

Những "lỗi" này không chỉ khiến quá trình phục hồi bệnh chậm lại mà còn có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

1. Rửa mũi liên tục

Không thể phủ nhận việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối mang đến một số tác dụng như giúp làm loãng, tống dịch nhầy ra khỏi xoang mũi, giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Thế nhưng, nhiều mẹ lại lạm dụng phương pháp này, rửa mũi cho bé liên tục, tần suất dày đặc, thậm chí duy trì kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như:

- Tổn thương niêm mạc mũi của trẻ

- Làm hệ miễn dịch suy yếu

- Làm ổ viêm lây lan nhanh hơn

Những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi và hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia - Ảnh 1.

Rửa mũi cho trẻ quá nhiều là sai lầm nhiều mẹ đang mắc phải

2. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi tây y

Một sai lầm khác mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bé bị sổ mũi, nghẹt mũi là sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi chứa corticoid, kháng sinh, thuốc co mạch… mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Theo chuyên gia, thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Hơn thế, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế khả năng lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazolin 0,05%-0,1% (biệt dược Otilin, Otrivin…), trẻ dễ bị ngộ độc hoặc nhờn thuốc.

Do đó, cha mẹ lưu ý, chỉ dùng thuốc nhỏ mũi chứa corticoid, thuốc co mạch theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

3. Dùng miệng hút mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi thường có biểu hiện thở khò khè, ngủ không yên, thở há mồm. Bé lại quá nhỏ, chưa biết cách xì mũi nên nhiều phụ huynh đã dùng miệng để hút nước mũi cho con bớt khó chịu.

Việc làm này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy xấu. Bởi rất nhiều virus, vi khuẩn có hại trú ngụ tại khoang miệng của cha mẹ. Khi dùng miệng để hút mũi, chúng có thể xâm nhập và tấn công trẻ, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, thay vì dùng miệng, cha mẹ nên mua dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho bé.

Những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi và hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia - Ảnh 2.

Nên dùng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho bé

4. Tự ý xông mũi

Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, nhiều gia đình cũng có thói quen tự mua trang thiết bị và thuốc về xông mũi cho con. Tuy nhiên, việc tự ý dùng máy khí dung ở nhà rất nguy hiểm vì không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng kỹ thuật. Ngoài ra, việc dùng nguyên liệu để xông như thuốc kháng sinh, chống viêm không có hướng dẫn từ bác sĩ sẽ gây tác dụng phụ cho bé hoặc quá liều có thể gây co thắt hô hấp, bệnh tim mạch, thậm chí tử vong…

Do đó, mẹ chỉ nên xông mũi cho bé theo đúng liều lượng mà chuyên gia chỉ định. Không nên xông mũi cho trẻ ở độ tuổi quá nhỏ từ 1-2 tháng tuổi. Các loại tinh dầu xông mũi không nên được sử dụng trên đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có thể gây kích ứng hô hấp, nếu lạm dụng có thể gây giảm khứu giác của trẻ.

Khi bé bị sổ mũi nên làm gì để con mau khỏi?

Bên cạnh việc phải tránh những sai lầm khi chăm sóc bé bị sổ mũi đã nêu ở phần trên, cha mẹ cũng nên lưu ý thêm một số điều sau:

- Bình tĩnh quan sát dấu hiệu sổ mũi của trẻ: Nếu bé bị sổ mũi nước trong bình thường thì không đáng lo, có thể xử lý tại nhà. Nhưng nếu nước mũi đặc xanh hoặc vàng thì khả năng bé đã bị bội nhiễm. Lúc này cần cho bé đi khám chuyên khoa tai - mũi họng.

- Nên giữ ấm cho trẻ (mùa lạnh) và mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi (mùa hè).

- Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức (trẻ dưới 1 tuổi) hoặc bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ. Khi bé đã ăn dặm, nên chọn các thức ăn mềm lỏng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.

- Khi trẻ ngủ, bố mẹ nên kê cao gối để con dễ thở hơn và ngủ ngon giấc hơn. Nên giữ phòng ngủ của bé khô, thông thoáng, hạn chế các dị nguyên như bụi, phấn hoa, khói thuốc lá..

- Bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân hay phần lưng và ngực của trẻ rồi massage trong ít phút.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên áp dụng thêm các phương pháp an toàn để tăng cường miễn dịch cho trẻ, chẳng hạn như bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp - Bước tiến mới trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

Lợi khuẩn đường hô hấp là những vi khuẩn có ích (probiotics) và có cùng cơ chế tác dụng với lợi khuẩn đường tiêu hoá. Theo nguyên lý chung: Vi khuẩn có lợi càng phát triển thì vi khuẩn có hại càng bị triệt tiêu. Nhờ đó mà sức đề kháng đường hô hấp được khôi phục và tăng cường.

Đặc điểm chung của các lợi khuẩn là rất lành tính. Nếu như bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cầm nhanh tiêu chảy, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) thì bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp cũng sẽ giúp giảm nhanh viêm, giảm xuất tiết làm dừng nhanh tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng đường hô hấp.

Những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi và hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia - Ảnh 3.

Bacillus clausii, Bacillus subtilis được bào chế dưới dạng vi nang sẽ sống lâu hơn và đem lại hiệu quả cao hơn

Nhận thấy những tác dụng nổi bật của lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis trong việc loại bỏ tác nhân gây các bệnh đường hô hấp trên (vi khuẩn, virus), Trung tâm công nghệ sinh học - Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm Nhỏ/Xịt mũi họng Subavax chứa lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis.

Nhỏ và Xịt mũi họng Subavax chứa lợi khuẩn dùng cho đường hô hấp được bào chế bằng công nghệ vi nang, giúp bào tử lợi khuẩn bền với nhiệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Các sản phẩm lợi khuẩn dùng công nghệ cũ, không phải công nghệ vi nang sẽ kém hiệu quả, đặc biệt là trên đường hô hấp.

Sử dụng Subavax còn giúp giảm nguy cơ bệnh hô hấp diễn biến nặng hơn khiến trẻ phải dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm chứa corticoid, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, có thể học tập, phát triển bình thường,…

Những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi và hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia - Ảnh 4.

Subavax - Bổ sung lợi khuẩn hô hấp, giúp cải thiện và phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi

Trên đây là 4 sai lầm cần tránh khi chăm sóc bé bị sổ mũi mà mẹ nên lưu lại. Để cải thiện và phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ hiệu quả và an toàn, bổ sung lợi khuẩn hô hấp bằng Nhỏ/Xịt mũi họng Subavax là bước đột phá mà quý phụ huynh nên áp dụng ngay từ hôm nay.

 Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Linh Chi

­­­

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 15 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Top