Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đứa trẻ song ngữ không còn hiếm

Thứ ba, 09:35 21/03/2017 | Xã hội

"Trẻ con có cơ chế học ngôn ngữ tự nhiên như một bản năng và không phân biệt tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ", ông Nguyễn Anh Đức, CEO Smartcom Việt Nam, lý giải hiện tượng nhiều đứa trẻ Việt Nam có thể nói tiếng Anh thành thạo từ lúc 4-5 tuổi.

Khi đặt chân lên Sa Pa (Lào Cai), bạn sẽ ngạc nhiên khi những đứa trẻ khoảng 10 tuổi có thể nói tiếng Anh tự nhiên với du khách nước ngoài, nhưng cũng có thể bán hàng cho người Việt bằng thứ tiếng Kinh rất thành thạo, và giao tiếp bằng tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số cùng địa phương. Nhưng bạn đừng vội cho rằng những đứa trẻ đó là thần đồng về học ngoại ngữ. Chúng được gọi là những đứa trẻ đa ngôn ngữ (multilingual children) vì môi trường sống đặc thù cho phép dễ dàng đạt được điều đó.

Nếu là những ông bố, bà mẹ trẻ, bạn có vui khi ngồi uống cà phê ở góc phố London (Anh) nhìn đứa con 6 tuổi thoải mái hỏi mua cái bánh ở cửa hàng bánh kế bên bằng tiếng Anh, rồi trò chuyện với những đứa trẻ người Anh khác… mà không cần sự trợ giúp nào của bạn về mặt ngôn ngữ?

Đó là một trong những ưu điểm của việc học tiếng Anh từ sớm. Nhưng câu hỏi mà hầu hết phụ huynh băn khoăn là độ tuổi nào là sớm và thuận lợi nhất để học ngoại ngữ cho trẻ? Liệu việc học ngoại ngữ sớm có ảnh hưởng tới sự phát triển tư duy, ngôn ngữ của bé sau này?

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, cộng với sự giao lưu ngôn ngữ, văn hóa trực tiếp (người với người) giữa người Việt Nam và người nước ngoài, và gián tiếp là qua các kênh truyền hình, Internet, rất nhiều bé bi bô nói tiếng Anh khi mới lên 2-3. Các bé có thể nói những chữ cái A, B, C hay đồ vật gần gũi như quả táo (apple), quả chuối (banana), con chó (dog)… Hơn thế, chúng còn thể hiện sự thích thú, khả năng nghe hiểu thực sự khi xem đoạn phim hoạt hình bằng tiếng Anh, trong khi có thể cha mẹ, ông bà không hiểu gì.

“Hiện tượng” những đứa trẻ có thể diễn đạt chữ cái hay đồ vật xung quanh cuộc sống bằng cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ khi mới 2-3 tuổi ngày càng trở nên phổ biến những năm gần đây, và hầu hết phụ huynh nhận ra đó không phải năng lực gì đặc biệt. Hay nói một cách khác những “đứa trẻ song ngữ” không còn hiếm, thực chất nó phản ánh môi trường ngôn ngữ và tương tác với xã hội của trẻ đã thay đổi rất nhiều so với thế hệ cha mẹ, ông bà chúng - thế giới mà tiếng Anh có vai trò thống trị trong công nghệ, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, chính trị…

Video bé Minh Anh trò chuyện cùng ban giám khảo chương trình "Biệt tài tí hon".

Cách đây khoảng ba thập kỷ, khi những nghiên cứu về hành vi học ngoại ngữ của trẻ chưa phát triển, người ta lầm tưởng trẻ cần có đủ nhận thức và trở nên thành thạo hoàn toàn về tiếng mẹ đẻ rồi thì mới có thể thực sự học một ngoại ngữ mới. Nhưng từ cuối thế kỷ 20, nhờ thành tựu của các nghiên cứu về đào tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, người ta nhận thấy trẻ có thể học song song với một hoặc thậm chí 2-3 ngoại ngữ.

Tác giả Naomi Steiner trong cuốn “7 steps to training a bilingual child” (tạm dịch 7 bước nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ) dẫn chứng những đứa trẻ sinh ra ở Algeria có thể nói tới 3 thứ tiếng từ khi còn bé. Vì ở Algeria, nơi ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả-rập nên trẻ em cũng như mọi người dân đều nói tiếng Ả-rập. Nhưng tại đó người dân vẫn thường giao tiếp bằng tiếng Darja, thứ tiếng bản địa của người Bắc Phi, và khi đi học thì nhiều trường lại dạy bằng tiếng Pháp. Điều ấy khiến cho nhiều đứa trẻ có thể nói tới 3 thứ tiếng.

Theo các nghiên cứu mới nhất, trẻ có cơ chế học ngôn ngữ tự nhiên như một bản năng và không phân biệt tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, một ngôn ngữ duy nhất hay nhiều hơn một ngôn ngữ. Chúng học bất cứ ngôn ngữ gì mà chúng thường xuyên nghe và tương tác trong cuộc sống.

“Bộ máy” học ngôn ngữ tự nhiên này giúp trẻ hấp thụ ngôn ngữ một cách chủ động. Vì thế nhiều đứa trẻ sống trong những gia đình mà cha và mẹ nói hai ngôn ngữ (ví dụ bố Mỹ, mẹ Việt) thì chúng sẽ hấp thụ một cách tự nhiên cả hai ngôn ngữ, nói đồng thời cả tiếng Anh, tiếng Việt mà không gặp khó khăn gì. Lúc ấy, việc học nói các ngôn ngữ không khác gì việc học bò, học đi, học chơi đồ chơi… Trẻ sẽ trả lời người bố Mỹ bằng tiếng Anh, và giao tiếp với người mẹ Việt bằng tiếng Việt mà không hề bị nhầm lẫn.

Những đứa trẻ học hấp thụ song ngữ ngay từ khi chưa biết nói như vậy được gọi là trẻ song ngữ đồng thời (simultaneous bilinguals). Ngoài ra, có nhiều đứa trẻ nói được tiếng mẹ đẻ, sau đó bắt đầu học ngoại ngữ. Nếu được dạy đúng phương pháp, chúng có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trên lớp với giáo viên và bạn học người nước ngoài sau khoảng 2-3 năm học, và ở nhà vẫn nói tiếng Việt với cha mẹ. Trường hợp này được gọi là trẻ song ngữ thứ cấp (sequential bilinguals).

Trẻ sẽ tiếp tục hoàn thiện cả hai ngôn ngữ trong quá trình lớn lên và học tập, khi vừa giao tiếp, vừa học thêm hàng nghìn từ mới mỗi học kỳ ở cấp độ phức tạp hơn thông qua các môn học, chứ không dừng việc phát triển ngôn ngữ như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ở cả hai trường hợp này, nếu trẻ tiếp tục được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ cho đến tuổi trưởng thành thì chúng hoàn toàn có khả năng đạt đến trình độ nói cả tiếng Anh và tiếng Việt tương người bản ngữ.

Nhưng những đứa trẻ 13-14 tuổi hoặc lớn hơn nữa mới bắt đầu học tiếng Anh thì sẽ không bao giờ còn cơ hội đạt đến trình độ tiếng Anh tương tự người bản ngữ. Dù chúng cố gắng hết sức thì cũng chỉ có thể đạt đến mức gần như người tiếng Anh bản ngữ mà thôi, vì lúc này “bộ máy” học ngôn ngữ tự nhiên đã biến mất.

Những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên sẽ phải vật lộn với việc học ngoại ngữ, không chỉ vì cơ chế thuận lợi trong bộ não của chúng không còn, mà còn vì sự ảnh hưởng rất sâu đậm của tiếng mẹ đẻ trong việc phát âm và hình thành câu. Lúc này, đứa trẻ có thể nhanh chóng nắm bắt được các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng thường xuyên nói và viết sai ngữ pháp. Chính việc thường xuyên mắc lỗi khiến cho trẻ càng ngại nói và viết tiếng Anh và chuyển sang xu hướng thích đọc, làm các bài kiểm tra ngữ pháp hơn giao tiếp.

Những đứa trẻ học ngoại ngữ muộn như vậy sẽ thường đối mặt với khó khăn trong việc đọc sách, nghe giảng, hay tranh luận bằng tiếng Anh nếu vào bậc học cao hơn và học hoàn toàn bằng tiếng Anh, dù có thể đạt điểm thi IELTS hay TOEFL tương đối cao, và có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nguyên nhân là những đứa trẻ này bị thiếu hoàn toàn quá trình tích lũy tiếng Anh theo quá trình phát triển nhận thức trong một số môn học bằng tiếng Anh hoàn toàn.

Để khắc phục nhược điểm này, giúp trẻ tự tin học tập ở bậc đại học hay cao hơn trong môi trường tiếng Anh hoàn toàn, phụ huynh nên hướng trẻ đọc sách hay học một vài nội dung khoa học mà trẻ thích hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vì việc tích lũy tiếng Anh trực tiếp thông qua các môn học là một quá trình nền tảng cho việc học tập bằng tiếng Anh trong tương lai. Những môn học hiệu quả trẻ có thể sử dụng để học bằng tiếng Anh hoàn toàn là toán học, vật lý, địa lý, lịch sử thế giới, và thậm chí là những môn kinh tế, tài chính cho lứa tuổi học sinh.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top