Những loại thuốc cần có trong nhà
Tủ thuốc gia đình rất quen thuộc với chúng ta nhưng bạn có biết nên có những loại thuốc nào cũng như cách sắp xếp, bảo quản khoa học để dùng thuốc an toàn nhất?
Theo các chuyên gia, tủ thuốc gia đình nên được xây dựng trên danh mục thuốc thiết yếu được Bộ Y tế ban hành dựa trên Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Danh mục các loại thuốc nên có:
Thuốc cảm sốt, hạ nhiệt giảm đau: aspirin, paracetamol, viên cảm xuyên hương.
Bị cảm sốt, đau đầu bất ngờ giữa đêm khuya, bạn sẽ không thể chạy ra hàng thuốc mua vài viên hạ sốt, giảm đau. Nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ, khi bị sốt cao, nếu không có thuốc hạ sốt sẽ rất nguy hiểm.
Lưu ý: việc dùng thuốc hạ sốt ở trẻ luôn phải tính theo kg cân nặng, chứ không thể “ước lượng” theo liều của người lớn như nhiều người vẫn thường làm, sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
Bạn nên dự trữ nhiều loại cảm sốt, hạ nhiệt, giảm đau khác nhau để có thể dùng theo từng lứa tuổi. Như với phụ nữ mang thai, viên cảm xuyên hương sẽ rất hữu ích để hạ sốt vì không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lạm dụng thuốc tuỳ tiện mà hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dầu xoa, cao xoa trong nhà đề phòng bị ngã bầm tím, lạnh bụng…
Thuốc về đường tiêu hóa: berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hoá, thuốc bù nước, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol)…
Thuốc ho, hen, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ mắt…
Nên dự trữ theo lứa tuổi: trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai. Như các loại xirô ho bổ phế, viêm ngậm bổ phế… là những loại đông dược dễ dùng cho nhiều đối tượng.
Các loại thuốc mỡ, thuốc nước nhỏ mắt.
Thuốc bôi ngoài da, thuốc sát trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn.
Cồn, oxy già, dung dịch muối loãng rất cần thiết để sát trùng vết thương. Ngoài ra, cũng cần dự trữ một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nhưng các loại thuốc này không được dùng tuỳ tiện mà phải theo đơn của bác sĩ.
Urgo, bông băng, dung dịch muối loãng để rửa vết thương, vitaminC…
Những loại thuốc khác.
Với những người bị một số bệnh mãn tính: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, đau dạ dày… luôn cần phải dự trữ sẵn thuốc.
Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng người bệnh cần lưu ý, không được “dễ dãi” trong ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, tránh tình trạng tái phát bệnh rất nguy hiểm.
Lưu ý khi sử dụng tủ thuốc gia đình:
Vị trí: treo trên vách tường và ở vị trí dễ nhìn thấy. Đặt nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào, xa tầm tay của trẻ em. Nếu ở vị trí trẻ có thể với tới thì tủ phải có khóa (chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng người lớn biết).
Phân loại thuốc:
Những loại thuốc điều trị, thuốc kê đơn của bác sĩ, thuốc điều trị những bệnh mãn tính... tập trung một ngăn.
Thuốc dành riêng cho trẻ em, cho phụ nữ mang thai... ở một ngăn.
Các thuốc thường dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng...
Loại dùng ngoài (như thuốc bôi ngoài da sát trùng, nước oxy già, cồn 70 độ), bông băng, vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi...
Nếu thuốc có bao bì, nên giữ thuốc và cả bảng hướng dẫn sử dụng trong bao bì. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc để tránh tình trạng dùng nhầm thuốc rất nguy hiểm.
Theo DT

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 6 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 19 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 20 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặpThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.