Những món sĩ tử kiêng ăn mùa thi
GiadinhNet - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giới trẻ tự đặt ra nhiều kiêng kị mùa thi, tùy sự hiểu biết, trí tưởng tượng như thế rất có hại.
Các sĩ tử bắt đầu đến mùa thi căng thẳng, hết thi học kỳ đến thi tốt nghiệp. Có khá nhiều sĩ tử đã vô tình kiêng ăn các món bổ dưỡng có lợi cho não và tư duy.
Kiêng ăn mùa thi nhiều món bổ dưỡng
Đợt thi nào một số sĩ tử cũng kiêng ăn mùa thi trước cả tháng, hoặc 1 tuần rằng không ăn trứng, bí, ốc, bánh rán, chuối, bánh cuốn, dưa chuột, dưa gang, dưa hấu... vì sợ trượt.
Các loại thịt vịt, thịt chó và ngay cả thịt cá bình thường cũng… bị kiêng ăn mùa thi.
Các món sĩ tử hay chọn ăn mùa thi là cánh gà, cánh chim (để bay cao); Ăn các loại đậu đỗ (để đỗ đạt); Ăn xôi đậu đỏ, chè đậu đỏ (để được may mắn), ăn tôm (để bật xa)…

Món cánh gà được nhiều sĩ tử lựa chọn. Ảnh minh họa.
Nói chung món ăn mùa thi nào các sĩ tử quy ra ý nghĩa tốt thì ăn. Còn món có ý nghĩa không lành sẽ không ăn. Vì thế menu ăn mùa thi của một số sĩ tử chỉ có rau, đậu phụ, muối lạc, xôi đỗ, đậu rán, giá đỗ xào… kéo dài cả tháng để mong thi cử gặp điều lành.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giới trẻ tự đặt ra nhiều kiêng kị mùa thi, tùy sự hiểu biết, trí tưởng tượng của như thế rất có hại.
Mùa thi trí não đã căng thẳng, giữa hè thời tiết rất nắng nóng. Nếu sĩ tử ăn uống kiêng khem sẽ khiến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi, ảnh hướng tới hoạt động của não. Đáng chú ý là những thức ăn sĩ tử kiêng toàn là đồ bổ dưỡng, giàu vitamin, tăng cường trí nhớ, sức khỏe – là những thứ sĩ tử rất cần để giúp não hoạt động tốt, cơ thể khỏe mạnh.
Những kiêng kỵ phản khoa học sẽ gây hại cho sức khỏe. Cộng thêm tâm lý lo sợ khiến tâm trạng học sinh sẽ nặng nề, bất an suốt mùa thi và trước ngày thi.
Nguyên tắc ăn uống mùa thi
Nên “ăn chín, uống sôi”, chọn món ăn dễ tiêu, hạn chế ăn vặt lề đường, không thử các món ăn mới lạ đề phòng dị ứng thức ăn. Không nên ăn uống ngoài quán, hàng rong vì dễ bị nhiễm khuẩn và đau bụng bất thường.
Tốt nhất phụ huynh nên nấu ăn cho con tại nhà. Cho con ăn vừa đủ chứ không ăn no quá bữa sáng và bữa trưa, bởi sẽ làm sĩ tử mệt mỏi do năng lượng cơ thể bị tập trung vào tiêu hóa, chứ không phải cho não hoạt động.
Thí sinh tuyệt đối không bỏ bữa sáng, vì sẽ mất tỉnh táo, rất mệt mỏi và có thể bị ngất xỉu vì đói khi làm bài.

Hoa quả và đồ ăn thức uống mát rất cần bổ sung vitamin cho sĩ tử mùa thi. Ảnh minh họa.
Những món bổ não để học tốt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mùa thi có các dưỡng chất sau nhất định phải bổ sung nhất để trí não hoạt động tốt:
- Bổ sung Glucose cho não bằng hấp thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai, rau củ - giúp lượng đường huyết ổn định (hạn chế nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức uống có đường vì sẽ làm đường huyết tăng nhanh và giảm cũng nhanh).
- Bổ sung Omega-3 và omega-6 tốt cho hệ thần kinh, có trong cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích… Nên ăn cá 3 lần/tuần (hoặc ăn các loại hạt nhiều dầu).
- Bổ sung Phospholipid rất tốt cho trí nhớ, có nhiều trong lòng đỏ trứng, thịt nội tạng.
- Acid amin giúp dẫn truyền thần kinh, có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Sĩ tử ăn 55 – 60g chất đạm/ ngày (khoảng 250g thịt cá/ngày kèm với 1,5-2 bát cơm/ bữa là đủ đạm).
- Chất sắt rất dễ bị thiếu trong bữa ăn, dẫn tới thiếu máu, mệt mỏi, học kém tập trung, dễ buồn ngủ. Bổ sung sắt bằng cách ăn nhiều tiết, gan, thịt, cá, rau dền, rau ngót, các loại đậu. Hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, đu đủ giúp hấp thu tốt chất sắt.
- Bổ sung Iốt để trí não không bị ì trệ, giảm tiếp thu bài. Iốt có nhiều trong các loại cá biển và hải sản. Nhưng rẻ nhất là nêm muối Iốt vào thức ăn hàng ngày.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, các sĩ tử nên ăn thêm 2-3 bữa phụ. Hàng ngày bổ sung Vitamin và khoáng chất có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau quả.
Các món uống
Thi cử vào lúc nắng nóng hoành hành, học sinh dễ bị mất nước nhanh, ảnh hưởng đến kết quả thi. Ngay từ bây giờ sĩ tử nên ăn các loại rau quả dưa hấu, dưa leo, dưa chuột, táo, quả lựu… giàu nước, nhiều dưỡng chất vitamin C, tốt cho sức khỏe.
Quan trọng nhất là phụ huynh và chính sĩ tử hãy tạo tâm lý an tâm cần thiết trước khi bước vào phòng thi.
Cha mẹ hãy quan tâm bằng những cử chỉ thương yêu, lời động viên, hỏi han tâm sự… giúp con bớt lo âu, căng thẳng, mất bình tĩnh và còn tăng thêm tự tin cho con khi bước vào phòng thi.
Các sĩ tử cùng cần chú ý chăm sóc cơ thể khi mùa thi đến. Không nên tin theo những kiêng kị truyền miệng, vì chưa giải pháp kiêng kị nào được khoa học chứng minh là hiệu nghiệm.
Thi cử đỗ đạt là do mình, không phải do kiêng kị mà có. Sức khỏe kiến thức với tâm lý thoải mái sẽ giúp sĩ tử vượt qua mọi trở ngại để làm bài thi tốt.
Những món cần bổ dưỡng mùa thi là chuối giàu kali, vitamin B giúp bổ sung năng lượng cho não hoạt động linh hoạt, cơ thể vui vẻ, tâm trạng tốt.
- Lòng đỏ trứng gà giàu phốt pho, kiềm, cholesterol tốt cho hệ thần kinh trung ương và cơ thể, tăng cường trí nhớ, bảo vệ não rất tốt.
- Quả xoài chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A bổ mắt, não.
- Quả bơ bổ sung kali, chất béo và chất xơ, giúp cơ thể giữ nước. Các loại rau họ cải như cải bó xôi, cải xanh... nhiều dinh dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Ngoài ra cần sắp xếp để có sự hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi, thư giãn.
Uyển Hương/ Báo Gia đình & Xã hội

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 8 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 17 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.