Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam

GiadinhNet – Là ổ dịch đầu tiên ở Việt Nam, cảm giác trong mỗi người dân tại Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) khi ấy chính là sợ hãi. Các y, bác sĩ, đến cán bộ y tế ngày đêm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để kiểm soát dịch tễ cũng không ngoại lệ, nhưng người khoác áo blouse trắng còn lo sợ thì bệnh nhân lấy ai làm chỗ dựa…?

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 1.

Thầy thuốc kiêm chuyên gia tâm lý

Sáng 13/2/2020, xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) chính thức có lệnh phong tỏa do có ca mắc COVID-19. Trong đó có trường hợp một gia đình 3 người cùng mắc.

Để đảm bảo an toàn cho người dân xã Sơn Lôi, 12 điểm chốt chặn xung quanh xã này đã khẩn trương được thành lập. Mỗi điểm trực chốt chặn có từ 10 - 12 người, trực 24/24h với nhiệm vụ phun khử trùng, đo thân nhiệt, theo sát tình hình sức khỏe của người dân...

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 2.

Tại 12 chốt chặn ra vào xã Sơn Lôi, cán bộ y tế túc trực để kiểm soát dịch tễ.

Cùng ngày, khi 10.600 nhân khẩu của xã Sơn Lôi bắt đầu "nội bất xuất, ngoại bất nhập" thì tại trạm y tế xã này, cán bộ y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật huyện Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương "cắm chốt" để nắm bắt thông tin dịch bệnh. Trước khoảng sân nhỏ hẹp của Trạm y tế xã Sơn Lôi, 2 xe cứu thương (một xe để vận chuyển cấp cứu những bệnh nhân có bệnh thông thường; một xe cứu thương chuyên để vận chuyển những ca nghi ngờ mắc COVID-19) đã sẵn sàng lăn bánh, đưa những người liên quan đến cơ sở cách ly.

Chị Nguyễn Thị Hương - 1 trong 9 người cùng đoàn bác sỹ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc được điều động về tăng cường cho Sơn Lôi.

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 3.

Trong những ngày Sơn Lôi có ca mắc COVID-19, hơn 10.000 nhân khẩu đều được kiểm soát dịch tễ sát sao.

Ngày nào, chị Hương cùng 60 người khác là cán bộ y tế và lực lượng chức năng địa phương cũng cần mẫn làm một công việc, đó là "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" ở xã Sơn Lôi để kiểm soát dịch tễ.

Là ổ dịch đầu tiên của Việt Nam nên những người bệnh, người dân tại xã Sơn Lôi chỉ có một cảm giác duy nhất là lo lắng, sợ sệt, nhất là khi nắm thông tin về các ca tử vong tại Vũ Hán (Trung Quốc). Bản thân chị Hương cùng các đồng nghiệp cũng không ngoại lệ, nhưng chị Hương bảo: "Mình còn sợ thì lấy ai làm chỗ dựa cho người bệnh, người dân đây?".

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 4.

Biểu ngữ quen thuộc trước chùa Linh Đa Tự (thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi). Ảnh: Chí Cường.

Mặc dù là cán bộ phụ trách ở khâu sàng lọc tại địa phương, vất vả, áp lực khi mỗi ngày phải kiểm soát dịch tễ hơn 10.000 nhân khẩu nhưng khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh, nghi nhiễm hoặc các trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh, việc cần làm đầu tiên của chị Hương chính là làm công tác tư tưởng cho người bệnh.

Chị Hương trải lòng: "Nếu hỏi mình có sợ hãi không, có lo lắng không khi mà hàng ngày phải đi gõ từng nhà, rà từng hộ gia đình để kiểm soát dịch tễ, mình có chứ, nhưng nếu sợ hãi thì ai sẽ gánh vác công việc của chúng tôi đây? Và nếu chúng tôi sợ hãi thì điều gì sẽ xảy ra với người dân, với cộng đồng?".

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 5.

Tại vùng dịch Sơn Lôi, từ người già đến trẻ nhỏ đều được cán bộ y tế "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để hướng dẫn đeo khẩu trang. Ảnh: Chí Cường.

Những bó hoa tươi thắm trong khu cách ly

Ở một diễn biến khác, tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà cách xã Sơn Lôi không xa, nhóm 24 bác sĩ, điều dưỡng cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn của Tổ công tác đặc biệt do Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch điều động đang điều trị, theo dõi, chăm sóc trực tiếp cho 5 bệnh nhân nhiễm COVID-19 và 39 trường hợp nghi nhiễm.

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 6.

BSCKII Trần Quang Vịnh và niềm vui khi các ca bệnh lần lượt âm tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: B.Loan

Mặc dù đã trở lại với công việc chuyên môn tại Khoa Bệnh Truyền nhiễm (BVĐK khu vực Phúc Yên) nhưng BSCKII Trần Quang Vịnh khó có thể quên được những ngày được điều động tăng cường đến Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà để hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Đó là vào ngày 7/2/2020, khi BSCKII Trần Quang Vịnh vừa kết thúc những ca trực Tết Nguyên đán Canh Tý.

Bác sĩ Vịnh kể: "Dịch xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, nên người bệnh nào ở đây cũng bị nặng nề tâm lý. Họ hoang mang, lo sợ bởi ở thời điểm đó, số người tử vong ở Vũ Hán không ngừng tăng. Còn bản thân mình là bác sĩ, cũng lo chứ, vì đằng sau biết bao nhiêu con người trong gia đình, nhưng phải ổn định tâm lý thôi. Tôi làm bác sĩ, kiêm luôn cả chuyên gia tâm lý và nhân viên dọn dẹp vệ sinh cho bệnh nhân. Mình phải trấn an bệnh nhân rằng đây không phải bệnh mãn tính, bệnh nhân chỉ cần ăn ngủ tốt, chịu khó vận động thì sẽ sớm khỏi bệnh".

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 7.

BSCKII Trần Quang Vịnh sau những giờ trực căng thẳng. Ảnh: B.Loan

Bác sĩ Vịnh nhớ lại, 20 ngày sau khi được điều động, các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà lần lượt có kết quả âm tính trở lại.

"Ngày 26/2/2020, chúng tôi công bố người bệnh COVID-19 cuối cùng điều trị thành công tại cơ sở y tế tuyến huyện là phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ngày đó, tôi nhận được bó hoa từ bệnh nhân. Có lẽ, đó là những bông hoa đẹp nhất mà tôi được nhận trước ngày 27/2 và đó là những bông hoa ấn tượng nhất, bởi đó là hoa được người nhà của bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng tặng kèm lời cảm ơn chân thành nhất, khi tôi và các y bác sĩ đã điều trị cho cả 3 người trong gia đình bệnh nhân đó khỏi bệnh", bác sĩ Vịnh trải lòng.

Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 8.

ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn trong phòng cách ly bệnh nhân khỏi COVID-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ảnh: B.Loan

ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng Khoa Viêm gan (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cũng là người được tăng cường điều trị bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà ngay khi Sơn Lôi có ca nhiễm đầu tiên.

Hơn 30 ngày tăng cường tại đây, với ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn, những cuộc gọi facetime ngoài giờ trực với gia đình và 2 con nhỏ chính là động lực lớn nhất để anh hoàn thành nhiệm vụ.

Vừa nói, bác sĩ Tuấn vừa chỉ tay vào chiếc điện thoại bảo: "Ngày lên Vĩnh Phúc tăng cường, con trai mới 7 tuổi nhưng ngày về, dù chưa đầy 2 tháng cả thời gian cách ly, nhưng hai đứa nhỏ, đứa nào cũng phổng phao…".

Bảo Loan – Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 3 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Y tế - 5 ngày trước

Trước ngày diễn ra đám cưới 1 tuần, chú rể bất ngờ bị bệnh nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Lạng Sơn.

Top