Những ngôi trường giữa đại ngàn mong chờ ngày khai giảng
GiadinhNet - Trong khi trẻ em thành phố nô nức đón chờ ngày khai giảng, nhiều điểm trường lẻ ở vùng cao Hà Giang cũng thiết tha chờ đợi “ngày hội trẻ thơ” này.
Lớp học giữa đại ngàn
Mùa khai giảng năm học trước, một bức ảnh học sinh (nhiều em đi chân đất) lấm lem nhếch nhác ngồi xổm xếp hàng trên khoảnh sân lổn nhổn đá sỏi đã “gây sóng” cộng đồng mạng. Bức ảnh được xác định là một điểm trường lẻ tại huyện Quản Bạ, Hà Giang. Nhiều người đã chia sẻ bức ảnh trên mạng Internet như một sự đối lập với hình ảnh nô nức của trẻ em ở thành phố trong ngày khai trường. Từ bức ảnh đó, chúng tôi quyết định tìm đến một số điểm trường lẻ của cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang - nơi được xác định có rất nhiều điểm trường tạm bợ thuộc các xã biên giới.
Đã 6h sáng song trời miền núi vẫn giăng mờ sương. Cô giáo Vũ Thị Ngân mặc áo phao, quấn khăn mũ thật chặt rồi phóng xe máy đưa chúng tôi đến điểm trường Pù Trừ Lủng (xã Sủng Là, Đồng Văn). Con đường núi ngoằn ngoèo, tôi nhắm mắt bấm chặt tay vào yên xe lao vun vút trong cái lạnh căm căm. Dưới kia, vực núi thăm thẳm. Qua mấy khúc cua giật cánh khuỷu, trước mắt tôi là điểm trường ở giữa rừng sâu. Gọi là điểm trường nhưng đó chỉ là một ngôi nhà khoảng 40m2, dựng bằng tường đất, mái tôn xi măng đã nứt chằng chịt...
Lớp học nằm cheo leo trên một mỏm đất do người dân chất đá lên làm móng. Để xuống lớp, các em phải men theo con dốc trơn trượt có kê dăm ba hòn đá. Gọi là phòng học nhưng thực chất chỉ là căn phòng nhỏ, bụi bặm, để dăm chiếc bàn. Ngân cho biết, các dụng cụ học tập, đồ chơi cho các em học sinh hầu hết đều được giáo viên bỏ tiền túi ra sắm sửa. Do lớp không có điện, các giáo viên phải sắm vài tấm lợp bằng nhựa trắng, chèn lên mái để lấy ánh sáng học tập. Tôi rụt rè chạm vào cánh cửa lớp và giật mình: Chỉ cần lay nhẹ, cánh cửa cong vênh như bánh đa nướng đã chực đổ xuống.
Ngân bảo cô là một trong những giáo viên đầu tiên của điểm trường này cách đây gần chục năm. Ngân quê Tuyên Quang, học xong đầu quân lên Hà Giang và ở lại điểm lẻ Pù Trừ Lủng. “Hồi đó mình em ở lại điểm trường này, nghĩ lại vẫn còn thấy sợ. Trường nằm cheo leo giữa núi rừng mịt mùng. Bên cạnh lớp học là cái lán con con độ khoảng 8m2, em kê vừa đủ chiếc giường đơn để ở. Bản chưa có điện, chồng em thì đi làm thuê ở xa. Em bụng bầu vượt mặt nên được người dân trong thôn phát cho một cái mõ đề phòng bất trắc. Đêm đó, em đau bụng quằn quại. Biết sắp sinh, em gõ mõ loạn lên. Một số thanh niên trong xóm chạy đến, nhét hai mẹ con vào võng, cứ thế cáng chạy vù vù xuống núi. Xuống đến trạm xá, em bị băng huyết, suýt chết. May mà vượt qua được. Cũng từ năm đó, vợ chồng em vay mượn, dựng nhà tạm ở trung tâm xã và chuyển đến dạy tại điểm lẻ Lao Xa - cũng là một trong những điểm trường khó khăn, tạm bợ nhất của xã”, Ngân cho biết.
Sau hè, lại đi từng nhà dỗ học sinh đến lớp
Cô giáo Ngân chia sẻ: “Nếu toàn xã Sủng Là có hai điểm trường tạm bợ nhất thì chính là điểm trường Pù Trừ Lủng và điểm Lao Xa - nơi cô đang dạy. Cứ sau mỗi một kì nghỉ hè, gần như giáo viên ở đây lại phải đi vận động toàn bộ các em quay trở lại lớp bởi các em nghỉ hè đã quen hoặc có trường hợp gia đình bắt ở nhà làm nương rẫy giúp bố mẹ. “Hôm nào đi dạy, em cũng có gói kẹo trong túi. Tất nhiên là loại kẹo rẻ rẻ thôi nhưng cũng có ích ra phết. Thi thoảng, có học sinh được giáo viên đến nhà vận động đi học nhưng chẳng ai trông em cho. Thế nên để được đến lớp, chúng phải cõng theo cả em trên lưng. Anh/chị ngồi học, em tha thẩn chơi gần đó. Chẳng còn cách nào khác, giáo viên chúng em lại phải phát kẹo để học sinh… dỗ em”, cô giáo Ngân chia sẻ.
Ông Phạm Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Sủng Là cho biết, toàn xã Sủng Là hiện có 5 điểm trường lẻ. Do đời sống học sinh cực kì thiếu thốn, địa hình đi lại quá xa, quá khó khăn nên từ lớp 3 trở đi, học sinh từ các điểm trường trong xã đều được đưa về điểm trường chính ăn ở bán trú. “Các em tuổi còn quá nhỏ, xa bố mẹ lâu nên nhiều em khóc lóc đòi về. Chúng tôi phải động viên, dỗ dành khổ lắm”, ông Dũng nói. Được biết, trong 5 điểm trường lẻ trên, có hai điểm là Pù Trừ Lủng và Lao Xa nằm trong diện... sắp sập!?. Xa nhất là điểm trường Mo Pảy Phìn (ở bản Mo Pảy Phìn), có học sinh phải đi 7km mới đến được trường học. Riêng điểm Pù Trừ Lủng, hiện chỉ có 31 học sinh. Trong đó, có 8 học sinh mầm non và 23 học sinh lớp 1,2. Có hai giáo viên ở đây đang thay nhau kiêm nhiệm cả 3 lớp đó.
“Ở các điểm trường lẻ này học sinh có biết ngày khai giảng là gì không”?, chúng tôi hỏi. “Có 5 điểm trường lẻ trên đây chưa bao giờ biết khai giảng là gì. Các em chỉ được nhập học bình thường, không bóng bay, không cờ hoa, không lễ lạt. Lễ khai giảng chỉ được tổ chức ở điểm trường chính. Thậm chí, do thiếu kinh phí hỗ trợ nên nhà trường còn động viên các giáo viên điểm lẻ tự làm giáo cụ dạy học”, thầy Vàng Mí Khành, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú, tiểu học, THCS Sủng Là cho biết.
Theo ông Dương Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Đồng Văn, hiện toàn huyện có trên 400 điểm trường lẻ. Một số điểm, học sinh đang học tạm ở nhà dân, các trụ sở xã. Cứ đầu năm học mới, nhiều điểm trường sẽ rất khó khăn huy động các em đi học trở lại. Vì thế, ngay từ đầu năm, huyện đã thành lập đoàn vận động đến tận từng nhà động viên các em đến lớp. Riêng trường Sủng Là, năm nay, đã vận động được 97% học sinh cấp 1 và 88% học sinh cấp 2 đến lớp.
M.Hà- Q.Thành/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.