Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nguy cơ đến từ nắng đầu hè

Thứ bảy, 08:00 14/05/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - BS Bùi Thanh Tiến – Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Quân Y 103) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ vào mùa hè, nhất là trong những đợt nắng nóng kéo dài với nhiệt độ lên đến 36 - 38oC, bệnh viện cũng tiếp nhận những trường hợp bị trúng nóng hay say nắng. Trúng nóng, say nắng không chỉ gây mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mà còn có thể gây đột quỵ và để lại nhiều di chứng nếu không cấp cứu kịp thời.

BS Bùi Thanh Tiến đang khám cho một bệnh nhân say nắng. Ảnh: H.M
BS Bùi Thanh Tiến đang khám cho một bệnh nhân say nắng. Ảnh: H.M

Rối loạn ý thức vì nắng nóng

BS Bùi Thanh Tiến cho biết, đã từng tiếp nhận và cấp cứu trường hợp bệnh nhân 42 tuổi, ở Thanh Oai (Hà Nội). Theo người nhà bệnh nhân kể, khi ông L.G.Q đang phơi thóc ngoài sân thì có biểu hiện nói nhảm, đột ngột rối loạn ý thức, ít phút sau nhanh chóng rơi vào trạng thái lơ mơ. Gia đình nhanh chóng cho uống nước và đưa vào Bệnh viện Quân Y 103 cấp cứu trong tình trạng sốt cao, vùng da hở sạm đỏ, nhịp tim nhanh 140 lần/phút. Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước tế bào nặng, suy chức năng gan, rối loạn nước và điện giải. Để cấp cứu, các bác sỹ đã cho bệnh nhân thở máy, điều chỉnh nước và điện giải, truyền dịch, điều chỉnh thăng bằng toan kiềm, hạ nhiệt và dùng các biện pháp chống suy chức năng gan. May mắn bệnh nhân đã qua nguy kịch.

BS Bùi Thanh Tiến cho hay, những đối tượng dễ bị tổn thương do nắng, nóng là người già, phụ nữ có thai, trẻ em; những người trực tiếp lao động ở ngoài trời nắng như nông dân, thợ xây, bộ đội, công nhân làm đường… Nguyên nhân dẫn tới trúng nóng, say nắng do thời tiết nắng nóng gay gắt ngày hè dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước do ra nhiều mồ hôi. Bình thường thân nhiệt của cơ thể người là 37oC nhưng tiếp xúc kéo dài với nắng nóng sẽ khiến khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích nghi được. Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, thân nhiệt cũng dần tăng lên dẫn đến chứng đột quỵ nhiệt.

Khi bị trúng nóng, say nắng sẽ gây rối loạn và tổn thương các cơ quan, rối loạn hệ thần kinh trung ương, rối loạn đông máu, suy nhiều cơ quan. Nếu để trúng nóng chuyển sang thời kỳ nặng với các triệu chứng mất nước, trụy tim mạch, hôn mê thì việc cứu chữa sẽ rất khó khăn.

Theo TS.BS Trần Bá Thoại (Hội Nội tiết Việt Nam), trúng nóng là một dạng rối loạn thân nhiệt khi thân nhiệt tăng cao hơn bình thường do nhiệt độ môi trường sống cao quá mức thích nghi của cơ thể. Không chỉ người làm việc ngoài trời, có những trường hợp ở trong nhà vẫn có thể bị trúng nóng như: Công nhân làm việc ở môi trường nóng bức kéo dài (hầm mỏ, xưởng nướng bánh, xí nghiệp có đun, đốt...); người già sống trong nhà kín không có điều hòa trong mùa hè nóng bức, trẻ em bị bỏ quên trong xe đậu dưới trời nắng... nguyên nhân do nhiệt lượng tạo ra không có cách tỏa ra ngoài, cấp nhiệt lớn hơn thải nhiệt.

Làm hạ thân nhiệt càng nhanh càng tốt

Theo BS Bùi Thanh Tiến, người bị trúng nóng, say nắng thường có những dấu hiệu như thân nhiệt tăng cao, khát nước dữ dội, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mử, thở nhanh hổn hển, mạch nhanh… Có trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc đột ngột ngã tại chỗ, co giật, mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng có thể nguy hiểm tính mạng.

Khi bị trúng nóng, say nắng để bệnh nhân thoát khỏi tử vong, điều quan trọng nhất là cấp cứu ban đầu tại hiện trường bằng biện pháp làm hạ thân nhiệt nhiệt độ cơ thể càng nhanh càng tốt. Mọi người cần cho ngay người bị nạn vào nơi mát mẻ, cởi bớt áo quần. Dùng khăn dấp nước mát đắp lên người bệnh nhân, tập trung ở các vị trí như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Phải dấp nước liên tục không để khăn nóng lên. Sau đó, nhanh chóng bù lại nước và muối khoáng mất đi bằng cách cho uống nước khoáng, nước chanh muối, nước hoa quả, nước oresol. Cuối cùng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị thêm vì trúng nóng nặng có thể làm người bệnh lơ mơ, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong.

Để tránh trúng nóng, say nắng trong những ngày hè, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người cần chú ý các bản tin thời tiết, các dự báo về những đợt nắng nóng để có biện pháp đối phó phù hợp. Mọi người đặc biệt là người già và trẻ em không nên đi quá lâu ngoài trời nắng, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút ở nơi có bóng râm, thoáng mát sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc để giúp cơ thể hạ nhiệt.

Trong những ngày nắng nóng, bạn nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi bằng chất liệu vải cotton. Cần hạn chế tối đa ra ngoài trời khi nắng nóng cao điểm, đặc biệt từ 10 - 16h. Thường xuyên uống nước ngay cả khi chưa khát, nước uống nên pha thêm ít muối. Không lạm dụng nước đá và các loại nước có ga. Nên sử dụng một số trái cây có tác dụng giải nhiệt và chống mất nước nhanh để chế biến làm nước uống như mướp đắng, bí đao, dưa chuột, đậu xanh...

Một số bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng trong dân gian

- Lá hương nhu tươi 50g rửa sạch cho muối ăn 1g vào giã nát rồi cho khoảng 150ml nước đun sôi để nguội dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống. Nếu bệnh nhân còn mệt, sau 2-3 giờ cho uống thêm một lần nữa.

- Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát đem rửa sạch cho vào ấm sắc với 300ml lấy một nửa cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em giảm liều theo tuổi.

- Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g rửa sạch cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 46 phút trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 13 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 18 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Top