Những nhà báo tiên phong nơi tuyến đầu chống dịch
GiadinhNet - Những nhà báo, phóng viên tiên phong nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 trải lòng, trong khi người dân hạn chế ra khỏi nhà thì bản thân họ lại lao ra đường, đến những điểm nóng để truyền tải những tin tức mới nhất, hữu ích nhất đến bạn đọc…
Những phóng viên nữ của Báo Lào Cai không quản ngại khó khăn để ghi lại những hình ảnh sản xuất của người dân giữa mùa dịch COVID-19.
Nhà báo Đặng Vân Thảo (Báo Lào Cai): Dịch bệnh COVID-19 sẽ đi vào lịch sử
Nhà báo Vân Thảo tâm sự, ngày mùng 4 Tết Nguyễn đán, chị nhận được thông tin dịch COVID-19 bùng phát ở TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Khi đó, toà soạn Báo Lào Cai đã họp khẩn và dự tính dịch có thể lây lan qua biên giới Việt - Trung, đặc biệt là qua các đường mòn, lối mở. Mặc dù đang trong thời gian nghỉ Tết nhưng nhà báo Vân Thảo đã tình nguyện đi cơ sở nắm tình hình về công tác phòng chống dịch khu vực biên giới. Phóng sự 5 kỳ giữa biên giới vùng dịch được đăng tải trên báo Lào Cai điện tử là phóng sự dài kỳ đầu tiên của chị và đồng nghiệp được thực hiện trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Là nữ nhà báo trong tuyến đầu chống dịch, Vân Thảo đã gặp nhiều khó khăn bởi đang nuôi con nhỏ chưa đầy 1 tuổi. Được chồng chia sẻ, chị đã gửi con cho bà nội để tập trung cho công việc khi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Nhà báo Vân Thảo tác nghiệp tại Khu vực cách ly của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai.
Ban đầu khi thông tin về dịch bệnh còn mơ hồ, chị và đồng nghiệp phải liên hệ với ngành y tế của tỉnh Lào Cai để nắm tình hình và có giải pháp phòng hộ cho bản thân. Chị tâm sự: "Một bác sĩ từng nói, cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ là hiểu biết về nó. Phóng viên chúng tôi thận trọng, chứ không hoảng loạn trước dịch bệnh".
"Niềm vui của tôi là những tác phẩm của mình góp phần cho công tác phòng chống dịch địa phương. Dịch bệnh COVID-19 sẽ đi vào lịch sử và tôi nghĩ rằng tôi và các đồng nghiệp của mình đang ghi lại những hình ảnh, thời khắc lịch sử, để nhiều năm sau mọi người khi nhắc lại sẽ biết đến sự khốc liệt của dịch bệnh. Tôi chỉ cố gắng đưa đến những thông tin mới nhất, hình ảnh chân thực của các bác sỹ, nhân viên y tế và cả những người dân trong cuộc chiến với dịch bệnh", nhà báo Vân Thảo chia sẻ thêm.
Nhà báo Hoàng Giang Huy (Báo điện tử VnExpress): Phía sau những hình ảnh chân thực nhất
Nhà báo Hoàng Giang Huy
Giang Huy là một trong những phóng viên ảnh đeo bám các sự kiện từ đầu mùa dịch COVID-19. Do đặc thù nghề nghiệp cũng như yêu cầu của Toà soạn nên anh thường xuyên có mặt ở những điểm nóng, thậm chí tiếp xúc rất gần các nguồn bệnh. Trong thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên anh em phóng viên chỉ trang bị những mũ và khẩu trang. Tuy nhiên, sau khi Toà soạn và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nhắc nhở, các phóng viên đã trang bị thêm quần áo chuyên dụng cùng một số thiết bị cần thiết như mặt nạ phòng độc, thuốc phun khử trùng…
"Những ngày tác nghiệp dọc vùng biên giới của Việt Nam, toàn bộ dụng cụ của tôi và anh em phóng viên như máy ảnh, máy quay đều được phun khử trùng. Có những đêm đang ngủ bên lán trại thấy mưa gió bên ngoài, tôi hoảng quá phải dậy kiểm tra dụng cụ tác nghiệp rồi tỉ mẩn lau chùi. Ít ai biết, phía sau những hình ảnh chân thực nhất, những khoảnh khắc đẹp nhất chuyển tải đến độc giả chúng tôi phải qua những công đoạn không tưởng…", nhà báo Giang Huy cười nói.
Theo nhà báo Giang Huy, trong khi cả nước bước vào giai đoạn cách ly toàn xã hội, báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng dư luận, trấn an nhân dân cùng tin tưởng và đồng lòng với Đảng, Chính phủ phòng chống đại dịch. Báo chí cũng có nhiệm vụ và trách nhiệm động viên kịp thời các bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang, các lực lượng khác đang ở tuyến đầu chống dịch.
Phóng viên Nguyễn Khắc Kiên (Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Lai Châu): Vào khu cách ly vẫn tranh thủ tác nghiệp
Phóng viên Nguyễn Khắc Kiên chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ y tế sau khi hết 14 ngày cách ly tập trung tại Lai Châu.
Khắc Kiên là một trong những phóng viên phải cách ly tập trung 14 ngày sau khi đi tác nghiệp tại biên giới và tiếp xúc với người có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. "Kể cả những ngày trong khu cách ly, tôi vẫn tiếp tục công việc của mình. Có điều kiện tiếp cận người cách ly nhưng mình phải hiểu tâm lý của họ để vừa động viên tinh thần, vừa khéo léo khai thác thông tin. Đặc biệt, tác nghiệp trong khu cách ly của quân đội nên mình không dám chủ quan, lờ là chút nào…", phóng viên Khắc Kiên tâm sự.
Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Khắc Kiên đã trải qua 3 tháng "ăn ngủ cùng dịch COVID-19". Kỷ niệm nhớ nhất của Khắc Kiên là đợt đi tác nghiệp cuối tháng 3 âm lịch. Tiết trời lạnh giá, chiếc lều vải của chốt công tác ở Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) mong manh trước sức gió và sức nặng của mưa đá. Thấy vậy, anh cùng 3 cán bộ khác chia nhau ôm 4 cọc góc lều. Nhưng chỉ chừng vài phút, gió đã giật đổ chân trụ giữa lều, cuốn bạt bay đi. Gầm bàn thành nơi che chắn cho những người lính biên phòng giữa rừng núi.
Trong bóng tối đặc quánh, thi thoảng có tia chớp rạch ngang trời. Mọi người nghe tiếng lộp bộp của đá chạm mặt bàn, tiếng xào xạc của lá bị mưa đá cắt lìa cây. Đến khi ngớt mưa, nhóm chiến sỹ lại đóng cọc dựng lại lán trong đêm, dưới ánh đèn pin leo lắt còn anh thì tranh thủ viết bài gửi về Toà soạn. "Chống dịch như chống giặc, nên dù điều kiện có khắc nghiệt, gian khổ như thế nào, chúng tôi vẫn bám trụ", nam phóng viên thường trú chia sẻ.
Phóng viên Phạm Đông (Báo Lao động): Có tận mắt chứng kiến mới thấu hiểu
Nhà báo Phạm Đông bên chú chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng có tên Rếch Mơ đang làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới.
Có tháng, Phạm Đông nhận nhiệm vụ đi tác nghiệp tại biên giới Lạng Sơn đến 3 lần, mỗi chuyến kéo dài cả tuần. Đường núi hiểm trở, phải đi xa, địa bàn rộng, không sóng điện thoại, không điện… là những gì mà anh thường xuyên phải đối mặt. Không những vậy, những cơn mưa rào kéo dài khiến đường rừng núi, ruộng đồng nơi đây ngập úng chẳng khác nào những chiếc ao lớn đã ảnh hưởng rất nhiều việc anh đi cơ sở lấy thông tin, viết bài.
Trong chuyến đi thứ 3 kéo dài gần 10 ngày ở Lạng Sơn, anh được tận mắt chứng kiến cảnh các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tại Đồn Biên phòng Ba Sơn (xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc) đóng chốt ở ngay cạnh đường biên giới, túc trực cả ngày lẫn đêm để tuần tra. Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cũng khó lòng nói hết. Từ chuyện ăn ở, sinh hoạt, tắm giặt cho đến ngày nắng nóng, đêm lạnh buốt, giấc ngủ giữa rừng chập chờn canh cánh nhiệm vụ bên mình. Những ngày trời nắng, mọi người phải lấy ruột chăn bông và cây cỏ tranh để phủ lên lán trại, giảm bớt nhiệt độ. Còn những ngày trời lạnh, có mưa rào và mưa đá, mọi người lại phải dùng thêm bạt quây kín các lỗ hở, ngăn gió lùa và mưa hắt vào bên trong. Có tận mắt chứng kiến mới thấu hiểu được những gian nan kéo dài hàng tháng trời, mới thấu hiểu những khó khăn của lực lượng chống dịch COVID-19 tuyến đầu.
Những tháng ngày kiểm soát đường biên, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn) phải chia nhau nghỉ lưng ở lều dã chiến trong rừng núi để thường xuyên tuần tra, kiểm soát đường biên giới phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Đồn Biên phòng Ba Sơn đã dựng 10 lều dã chiến, 3 lều cách ly tạm để tổ chức tuần tra 24/24 giờ nơi khu vực biên giới để chốt chặn, kiểm tra xuất, nhập cảnh của người dân. Đây là đồn biên phòng rất dài, quản lý hơn 40km đường biên giới với rất nhiều đường mòn, lối mở.
"Tại đây, tôi còn được nghe chuyện một chiến sĩ đã hoãn cưới để dốc sức lo cho nhiệm vụ nặng nề. Nói dân vận ở đâu xa, đây là dân vận ngay với gia đình hai bên, ngay với người vợ chưa cưới của mình. Nói thì có vẻ giản đơn nhưng làm được thật không hề đơn giản…", phóng viên Phạm Đông nhớ lại.
Và nhiều lần tác nghiệp trong điều kiện gấp gáp, khó khăn như thế, phóng viên Phạm Đông đã phản ánh biết bao câu chuyện đẹp về tình người, sự đoàn kết, sẻ chia giữa "bão dịch". Anh kể rằng, vui nhất là khi xem những phóng sự của mình, nhiều phản hồi của các ngành chưc năng, người dân gủi đến anh. Nhưng anh cảm động nhất khi nhận được tin nhắn của chiến sỹ Bộ đội Biên phòng với nội dung: "Cảm ơn các nhà báo - một lực lượng tiên phong đi đầu trong chống dịch, nhưng không bao giờ ghi nhận về mình, mà chỉ đi ghi nhận lực lượng khác…"
Ghi chép của Cao Tuân
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 1 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 10 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 14 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 34 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 47 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.