Những sai lầm cần loại bỏ khi sử dụng máy xay sinh tố
GiadinhNet - Máy xay sinh tố sẽ là “bí quyết thành công” của các bà nội trợ. Tuy nhiên, việc “ỉ’ lại sự tiện dụng đó, nhiều người đã gặp sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng máy xay sinh tố bạn cần tham khảo để phòng tránh:

Trẻ sinh bệnh do mẹ lạm dụng máy xay
Thấy lượng rau thịt khi xay lẫn với cháo, cơm con sẽ nạp vào cơ thể nhiều hơn, nhiều mẹ đã dùng máy xay sinh tố để xay thức ăn cho con đến tận 3 – 4 tuổi. Vì nghĩ rằng như vậy con mình sẽ ăn đủ 4 nhóm chất, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại vừa nhanh, "cứ ép là con há mồm, thế nào cũng… nuốt".
Theo chuyên gia dinh dưỡng, đây là quan niệm sai lầm. Việc xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến bé có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ lười ăn.
Hơn nữa, vì chán món cháo nhuyễn “hổ lốn”, nhiều bé phản đối bằng cách nôn ọe. Nếu kéo dài sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày của bé. Những bé nôn được ra ngoài thì người lớn còn biết. Nhiều trường hợp bé bị trào ngược nhưng chỉ trào lưng chừng rồi rơi vào phổi gây ho kéo dài giống như mắc bệnh hen.
Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là không nên lạm dụng máy xay để nghiền thức ăn cho trẻ. Nên tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn thô theo từng độ tuổi.
Không dùng nước nóng để vệ sinh máy xay
Nghĩ là nước nóng có thể khử trùng và làm sạch máy xay nhanh hơn nên nhiều người đã đổ trực tiếp nước nóng vào để tráng cối. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cối dễ bị nứt và mùi nhựa sẽ bám lẫn vào thức ăn.
Vì vậy sau khi xay xong, bạn nên đổ nước vào ngâm và dùng miếng ghẻ mềm, chùi rửa sạch các bộ phận của máy. Rửa cối xay dưới vòi nước và xúc mạnh để rửa sạch thực phẩm còn bám dính. Tránh để thức ăn bám lâu vì sẽ khiến cho việc vệ sinh cối xay trở nên khó khăn hơn.
Không xay nhiều nguyên liệu cùng lúc
Nhiều người khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ có thói quen cho cả thực phẩm sống và chín vào 1 cối xay, sau đó đun nấu lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, làm như vậy rất không đảm bảo vì rất dễ thức ăn sống chưa thực sự chín kỹ, nguy cơ bị nhiễm khuẩn chéo rất dễ tấn công trẻ nhỏ.
Một sai lầm nữa khi chế biến một hỗn hợp sinh tố, nhiều người cho tất cả các nguyên liệu vào cùng 1t lúc. Đây quả thật là một quan niệm sai lầm vì máy xay sinh tố không thể xay đều các nguyên liệu có độ cứng, mềm khác nhau. Tốt nhất bạn nên bỏ lần lượt vào máy xay, đồ cứng nên xay trước, sau đó mới cho đồ mềm hơn. Làm như vậy món sinh tố sẽ ngon hơn và lưỡi dao sẽ bền, máy móc lâu hỏng.
Đừng quên rút ổ cắm, lắp ráp trước khi dùng
Sau khi sử dụng và trước khi tháo lắp các bộ phận của máy xay sinh tố để vệ sinh, bạn cần rút ổ cắm điện ra để đảm bảo an toàn. Nhiều người sau khi sử dụng đã quên công đoạn này. Đây cũng là sai lầm vì việc cho luôn thực phẩm vào máy mà không kiểm tra xem các bộ phận đã lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa rất dễ làm máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối máy xay.
Cách sử dụng an toàn và giữ máy bền nhất
- Cần kiểm tra các bước, khi cần xay nhiều thực phẩm, bạn chỉ nên dùng máy xay từ 30 giây - 1 phút rồi nghỉ khoảng 1 - 2 phút rồi mới sử dụng tiếp, nhất là khi máy bị nóng. Việc nhấn nút quá lâu sẽ khiến máy bị quá tải, dễ cháy mô tơ.
- Ngay khi dùng xong, bạn rút ổ cắm điện, nhấc cối ra khỏi bệ, sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ để tháo đáy cối ra.
-Thấm nước rửa chén vào miếng giẻ mềm, chùi rửa sạch cối, nắp cối và đũa quấy. Dùng đũa luồn khăn rửa vào từng khe để lấy hết phần thực phẩm còn bám lại.
- Rửa máy dưới vòi nước mạnh, xúc thật mạnh để những gì còn sót lại có thể ra hết.
- Khi máy đã thật sạch, lấy giẻ mềm, ẩm lau, sau đó hong chỗ thoáng mát hoặc úp xuống để máy thật khô nếu không máy sẽ có mùi khó chịu.
- Trước khi xay thực phẩm, bạn nên cho một ít nước xay trước để làm sạch cối xay.
MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgày 20/9/2023, Phòng khám Asina cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện
Y tế - 5 giờ trướcThông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ
Sống khỏe - 7 giờ trướcCụ ông người Nhật từng là bác sĩ tim mạch chia sẻ bí quyết giúp có một cuộc đời khỏe mạnh, sống thọ lâu dài.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 11 giờ trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 13 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 13 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 22 giờ trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.