Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sứ giả đặc biệt của người câm điếc ở Thủ đô

Chủ nhật, 10:00 14/04/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Với cộng đồng người câm điếc ở Hà Nội, cái tên Đỗ Hoàng Thái Anh không còn quá xa lạ. Anh là giám đốc của một công ty khởi nghiệp dành riêng cho cộng đồng người điếc đầu tiên tại Việt Nam, là niềm tự hào của những người câm điếc bẩm sinh.

Startup của một người câm điếc

Có một góc nhỏ đặc biệt khác mà chúng tôi tìm đến, nơi mà một phần nào đó có thể giúp người câm điếc bước chân ra bên ngoài thế giới của riêng mình. Chúng tôi tìm công ty phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu đầu tiên ở Việt Nam, nằm khiêm nhường trên phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Tại đây, các phiên dịch viên luôn túc trực trên màn hình điện thoại và sẵn sàng chờ những cuộc gọi “không lời” đến từ những người câm điếc khi họ cần hỗ trợ.

Thái Anh trong một lần hỗ trợ người điếc khi công an lấy lời khai
Thái Anh trong một lần hỗ trợ người điếc khi công an lấy lời khai

Trong căn phòng nhỏ ấy, mỗi khi tiếng chuông điện thoại reo lên, những phiên dịch viên vội vàng đeo lấy chiếc tai nghe, bật kết nối hình ảnh và bắt đầu công việc của mình. Chờ đợi những phiên dịch viên hoàn thành công việc của mình, những vị khách “bất đắc dĩ” như chúng tôi không khỏi bối rối bởi một rừng kí hiệu “lạ hoắc” mà họ dành cho nhau.

Theo đó, khi cần nói chuyện với người nghe bình thường, người điếc sẽ liên hệ tới tổng đài qua video call từ ứng dụng Iseetalk. Họ sẽ dùng ngôn ngữ kí hiệu để nói chuyện với người phiên dịch và người phiên dịch sẽ truyền tải lại nội dung bằng lời nói cho người nghe. Không chỉ nghe hộ, nói hộ, các phiên dịch viên ở đây còn kiêm luôn nhân viên tư vấn và là người gỡ rối khúc mắc mà người câm, điếc gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt và mưu sinh hàng ngày.

Nhờ đến sự chỉ dẫn của các phiên dịch viên, chúng tôi gặp được anh Lê Hoàng Thái Anh, giám đốc của công ty đồng thời cũng là người sáng lập ra ý tưởng dịch vụ kết nối người câm điếc với cộng đồng này.

Anh chia sẻ: “Khát khao được cống hiến cho cộng đồng của anh được nhen nhóm từ năm 2014 khi anh có cơ hội đến Hàn Quốc và học hỏi về dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu. Chính nhờ những dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu mà tại Hàn Quốc người khiếm thính được hỗ trợ tiếp cận giáo dục, tiếp cận công trình công cộng, tiếp cận đội ngũ thông dịch viên. Việc người điếc ngồi trên giảng đường đại học, được đào tạo trở thành y bác sĩ, kĩ sư… cũng không phải chuyện quá hiếm ở Hàn Quốc.

Trong khi đó ở Việt Nam, hầu hết người khuyết tật ở Việt Nam không được học hành nhiều và chỉ làm công việc thủ công với đồng lương ít ỏi. Mong muốn của anh là làm sao có thể xây dựng được dịch vụ cung ứng được những phiên dịch viên có thể học tập, làm việc, cống hiến và giao tiếp với xã hội”.

Hành trình gian nan hiện thực hóa ý tưởng

Biết rõ là ý nghĩa là như thế, nhưng với chàng trai trẻ Đỗ Hoàng Anh Thái, chi phí để thực hiện quả thật là một chướng ngại khó vượt qua. Anh tâm sự: “Những ngày đó, điều khiến mình trăn trở nhất có lẽ là làm thể nào có kinh phí để duy trì dự án. Bởi ngoài niềm tin thì kinh phí là điều kiện kiên quyết”.

Sau 3 năm ấp ủ, mong muốn của anh đã được hiện thực hóa sau khi ý tưởng về dịch vụ kết nối người điếc với cộng đồng của anh đã giành chiến thắng trong cuộc thi khởi nghiệp mang tên SDG Challenge 2017 do Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức. Chính từ giải thưởng trong cuộc thi này cùng với sự hỗ trợ của một công ty đến từ Hàn Quốc đã đủ để cho Thái Anh vận hành tổng đài phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu trong giai đoạn đầu tiên.

Khi bài toán của kinh phí đã được giải quyết, Thái Anh cùng các cộng sự còn phải đối mặt với những thử thách khác khi số lượng phiên dịch viên còn rất ít và câu hỏi phải làm sao để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể. Thiết thực là vậy, nhưng để người điếc biết đến dịch vụ và tin tưởng sử dụng dịch vụ lại là điều không hề dễ dàng.

“Với chi phí duy trì dịch vụ là 200.000 đồng/tháng, một khoản tiền không quá lớn nhưng với những người câm điếc gần như không có thu nhập lại là một khoản tiền không hề nhỏ”, phiên dịch viên Hoàng Lan (một nhân viên trong hệ thống của anh Thái Anh) trăn trở.


Thái Anh và cộng sự của mình giành giải Danh dự (chỉ sau Quán quân) của cuộc thi Innovation for Good do Đại sứ quán Thụy điển và Đại học Lund tổ chức.

Thái Anh và cộng sự của mình giành giải Danh dự (chỉ sau Quán quân) của cuộc thi Innovation for Good do Đại sứ quán Thụy điển và Đại học Lund tổ chức.

Nhưng bằng sự nỗ lực không biết mệt mỏi, chỉ sau hơn một năm đi vào hoạt động, công ty phiên dịch “đặc biệt” của anh Thái Anh đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và học tập của rất nhiều người câm điếc từ khắp nơi trên cả nước.

Giờ đây, từ những công việc nhỏ như hẹn nhau đi chơi, đặt đồ ăn, đặt phòng khách sạn cho đến đi xin việc làm, đi khám sức khỏe hay giải quyết những tranh chấp ngoài xã hội, … những người câm điếc đều tìm đến công ty của anh Thái Anh như một cứu cánh, giúp họ vượt qua những sự rụt rè, mặc cảm để tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Những phiên dịch viên, những chuyên gia tư vấn với những đôi bàn tay và lòng nhiệt huyết không bao giờ biết mỏi vẫn đang ngày ngày cống hiến cho xã hội, mang âm thanh đến cho người điếc, giúp họ mạnh dạn giao tiếp và có thể thắp tiếp những ước mơ về cuộc sống mưu sinh vốn đã gặp nhiều khó khăn, thử thách của mình.

Nhân viên của anh Thái Anh không chỉ có người câm điếc mà còn có cả những người nghe được bình thường nhưng đam mê với ngôn ngữ ký hiệu. Họ là những người hiểu rất rõ về giá trị cộng đồng của dự án. Thậm chí, trong những ngày đầu xây dựng, họ còn tình nguyện làm không công. Và với họ, ông chủ câm điếc của mình luôn là một niềm tự hào.

Có những nơi đặc biệt như thế, nơi mà đôi khi những giấc mơ, những khát vọng không được cất lên thành lời. Nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn cháy trong những con người “đặc biệt” theo một cách cũng thật “đặc biệt” nhất.

Họ là những người câm điếc, họ cũng là sứ giả của chính cộng đồng những người câm điếc để mang đến những hy vọng về một cuộc sống mới. Ở đó, có bình đẳng, có tình yêu và những giá trị thiêng liêng được lan tỏa.

Huy Hoàng

Mai Hạnh ctv
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 34 phút trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 35 phút trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 37 phút trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 1 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top