Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thành tựu ngoạn mục trong công cuộc phòng, chống HIV

GiadinhNet - Năm 2017 là năm thứ 9 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam giảm cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

Đó là nhận định tại Hội nghị của uỷ ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm chủ trì ngày 8/12 vừa qua. Để có được những thành tựu này, bên cạnh nỗ lực của ngành y tế, còn có sự tham gia, đóng góp không nhỏ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng.

Nhiều sáng kiến mới trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS

Việt Nam đã triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Việt Nam đã áp dụng được nhiều sáng kiến mới nhất trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS mà không phải quốc gia nào cũng đã làm được. Việt Nam cũng là điểm sáng trong phòng, chống HIV/AIDS được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện mới 6.883 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 3.484 người, số người nhiễm HIV tử vong 1.260 người. Ước tính cả năm 2017 sẽ có khoảng 9.800 người nhiễm HIV mới được phát hiện và có khoảng 1.800 người nhiễm HIV tử vong. So với năm 2016, giảm 1,1% số người nhiễm mới, giảm 15% số người tử vong. Số người nhiễm HIV còn sống là trên 208.000 người.

Tập huấn cho các cán bộ cộng đồng. Ảnh: T.L
Tập huấn cho các cán bộ cộng đồng. Ảnh: T.L

Công tác điều trị HIV bằng thuốc kháng virus HIV (ARV) được triển khai tất cả 63 tỉnh, thành phố, với 401 phòng khám điều trị ngoại trú, triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị tại 562 trạm y tế, trại giam và đã điều trị cho 122.439 bệnh nhân, tăng gần 6.000 bệnh nhân so với cuối năm 2016. Đến nay đã có 294 cơ sở điều trị Methadone tại 63 tỉnh, thành và đang điều trị cho 52.818 bệnh nhân, đạt 65,20% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Trong công tác can thiệp, giảm tác hại, hiện 53 tỉnh, thành phố đã tiếp cận, phân phát bơm kim tiêm sạch cho 126.000 người nghiện ma túy, phát bao cao su miễn phí cho trên 120.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Trong năm 2018, ngành y tế xác định đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động chuyên môn trong dự phòng, can thiệp giảm tác hại và truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt, tập trung xét nghiệm, tư vấn, phát hiện mới người nhiễm HIV nhằm sớm đạt mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc. Mở rộng nâng cao chất lượng công tác điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị ARV, cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế, nhất là tại tuyến huyện, xã.

Tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát

Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa bảo đảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.


Thu gom bơm kim tiêm tại Đồng Nai. Ảnh: VUSTA

Thu gom bơm kim tiêm tại Đồng Nai. Ảnh: VUSTA

TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) nhận định, hiện nay, vấn đề cần được quan tâm là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam, chuyển giới... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế. Cụ thể, bơm kim tiêm, bao cao su mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu và vẫn tiếp tục cắt giảm. Công tác điều trị Methadone mới chỉ đạt được 65,7% chỉ tiêu Chính phủ giao; điều trị ARV mới đáp ứng được 58,1% số người nhiễm HIV được phát hiện. Đặc biệt, công tác phòng chống HIV/AIDS còn rất khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm gần đây, công tác phòng chống HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn khi kinh phí từ ngân sách nhà nước liên tục bị cắt giảm nên những tỉnh không có dự án quốc tế tài trợ thiếu hụt kinh phí trầm trọng cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Do đó, ở khu vực này chủ yếu là cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thụ động tại các bệnh viện.

TS. Hoàng Đình Cảnh cho biết, nếu không huy động đủ kinh phí cho hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, bao gồm truyền thông, can thiệp bằng bao cao su, bơm kim tiêm cho nhóm có hành vi nguy cơ cao, điều trị thay thế nghiện ma túy, xét nghiệm chẩn đoán HIV, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS...v.v, thì mục tiêu phòng chống HIV/AIDS sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại.

“Dự kiến trong thời gian từ năm 2018, các tổ chức quốc tế sẽ cắt giảm việc tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và chỉ hỗ trợ chúng ta về kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt việc bảo đảm điều trị cho bệnh nhân AIDS sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Việc này đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang hệ thống điều trị thanh toán qua Bảo hiểm y tế (BHYT). Bên cạnh đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn là rào cản cho những người có nhu cầu tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT...” – Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh cho biết.

Tăng cường hợp tác kết nối

Một trong những đóng góp không nhỏ vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam phải kể đến Dự án VUSTA- Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS.

Thời gian qua, Dự án VUSTA đã tăng cường hợp tác kết nối với Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS xây dựng Bản phối hợp hành động ký với Dự án Quỹ Toàn cầu - Y tế; phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS ở 15 tỉnh, thành phố; lập kế hoạch, lựa chọn địa bàn và đối tượng can thiệp; phối hợp chuyển gửi người có hành vi nguy cơ cao tới các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; phối hợp trong quản lý, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su và tiêu hủy bơm kim tiêm đã qua sử dụng; phối hợp trong báo cáo kết quả.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Dự án VUSTA đã triển khai các hoạt động tiếp cận đồng đẳng, bao gồm sàng lọc các khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới, đồng thời thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, chuyển gửi khách hàng tới các cơ sở dịch vụ cần thiết. Phần lớn các nhóm đã có kinh nghiệm trong triển khai dự án, nên từ đầu năm 2017, các nhóm đều thực hiện việc sàng lọc, rà soát và đưa ra khỏi danh sách can thiệp các khách hàng nhiễm HIV đã được điều trị ARV và các khách hàng đã điều trị Methadone, tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng mới có hành vi nguy cơ cao và chưa hoặc đã từng xét nghiệm HIV trước đó ít nhất 6 tháng. Các nhóm đã mở rộng hoạt động tiếp cận sang các địa bàn mới, xa hơn nhằm tới các khách hàng có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao. Tính đến hết ngày 20/9/2017, tất cả các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu “Cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho những người tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, người quan hệ đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm cao” đều đã được Dự án thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ.

Tại 15 tỉnh, thành phố triển khai Dự án, 3 đơn vị tiếp nhận viện trợ phụ đã làm việc tích cực với các tổ chức dựa vào cộng đồng, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho 26.513 người quan hệ đồng tính nam đạt 101,1% chỉ tiêu, 44.699 người tiêm chích ma túy đạt 99,6% chỉ tiêu và 10.623 nữ bán dâm đạt 101,4% chỉ tiêu cam kết trong năm 2017.

Thay mặt Cơ quan phối hợp của Liên Hợp Quốc về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Quốc gia UNAIDS khẳng định rằng: “Việt Nam đã đạt được những dấu ấn quan trọng trên chặng đường đầy quyết tâm chấm dứt AIDS vào năm 2030. Việt Nam đã thu được những thành tựu ngoạn mục trong công cuộc phòng, chống HIV của nước nhà. Trong khoảng thời gian từ 2000-2016, chúng tôi ước tính Việt Nam đã ngăn ngừa được gần nửa triệu ca nhiễm HIV mới và cứu được gần 150.000 sinh mạng thoát khỏi tử vong do liên quan đến AIDS. Những thành tựu này có được là nhờ vào nhiều năm tháng, Việt Nam đã không ngừng thể hiện vai trò lãnh đạo quyết liệt, giữ vững cam kết chính trị mạnh mẽ, huy động các nguồn đầu tư và phát huy sức mạnh của các mối quan hệ đối tác cho cuộc chiến với AIDS”.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top