Những thầy thuốc trẻ tuyên chiến với “con ma rừng”
GiadinhNet - Thức trắng hằng đêm ở nhà bà con dân tộc để theo dõi diễn biến bệnh tật; học từng chữ, từng tiếng nói của đồng bào để hòa với nhịp sống, thuyết phục bà con không trông chờ “con ma rừng” đuổi bệnh, vận động họ tiêm chủng, thực hiện kế hoạch hóa gia đình…, hàng nghìn thầy thuốc trẻ trên mọi nẻo đường đất nước đang ngày đêm bám làng, bám bản để chăm lo sức khỏe cộng đồng. 30 người trong số họ đã được tuyên dương tại Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ 3 (nhiệm kỳ 2015 - 2020), được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 6 - 7/1.
Bám bản, bám dân
Năm 1999, tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Lạng Sơn, y sĩ đa khoa Dương Công Thuần (lúc đó mới 24 tuổi) đã xung phong đến làm việc tại Trạm Y tế xã Nhất Tiến (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Đây là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nằm cách trung tâm huyện gần 50km. Là y sĩ đa khoa, anh Thuần đảm nhiệm tất cả nhiệm vụ từ tuyên truyền về các chính sách y tế, DS - KHHGĐ đến thuyết phục người dân thay đổi thói quen chữa bệnh, đẻ tại nhà, cúng bái mê tín dị đoan. Một kỷ niệm ngay một năm sau khi ra trường mà y sĩ Thuần nhớ mãi.
Hôm đó, trời vừa xẩm tối, một gia đình người Dao hớt hải nhờ anh đến tận nhà xem bệnh cho cậu con trai 2 tuổi ốm nặng, khó thở, sốt cao. Họ đã cúng “con ma rừng” mãi mà bé chưa khỏi. Y sĩ Thuần ngay lập tức đi bộ cùng vào nhà bệnh nhân, khám lâm sàng thì biết bé bị viêm phổi nặng. “Gia đình nhất định không chịu lên trạm xá, không cho con ra khỏi nhà, tôi chỉ còn cách ở lại đó, thức trắng đêm để theo dõi, chăm sóc bé, sáng sớm hôm sau lại trở ra trạm lấy thêm thuốc cho bé uống, tiêm. Suốt mấy ngày phải đến khi bé hạ sốt, khỏe lại, hướng dẫn người nhà cho uống thuốc rồi, tôi mới yên tâm rời đi”, anh Thuần nhớ lại.
Chữa bệnh cho đồng bào miệt mài hơn 16 năm qua, nhưng anh Thuần cho biết, anh sống xa gia đình tới 43km, khi con cái đau ốm, không phải lúc nào cũng có mặt kịp thời được. Y sĩ Thuần tâm sự, điều quan trọng nhất trong suốt thời gian qua là anh và các đồng nghiêp đã tạo cho người dân niềm tin, thói quen đến trạm y tế, gọi thầy thuốc, chứ không chỉ trông chờ “con ma rừng” chui ra khỏi người. Hiện nay mỗi năm, trạm xá, nơi anh Thuần làm Trưởng trạm thường xuyên tiếp đón khoảng 4.700 lượt người tới khám, điều trị.
Cũng đương đầu với cuộc chiến chống “con ma rừng”, y sĩ đa khoa Võ Xuân Tỵ (SN 1977), Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đắk Blô – xã trọng điểm đặc biệt khó khăn của huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum chia sẻ, người dân tộc Dẻ Triêng, nơi anh sống từng tồn tại nặng nề hủ tục mổ lợn cúng ma khi có người ốm trong nhà. Là người dân tộc Kinh, lại từ tỉnh ngoài đến (anh Tỵ nguyên gốc Quảng Bình), anh bảo vừa phải tôn trọng tập tục của người dân, vừa từng bước vận động.
Anh Tỵ tâm sự: “Nếu có người ốm đau, con lợn mổ ra để cúng ma, cúng làng kia có thể bán được 2 triệu đồng, tiền đó nên để dành chữa trị cho người bệnh. Vì lợn mổ ra chỉ có làng ăn chứ người ốm làm sao ăn được, bệnh cũng không “tự nhiên chui ra khỏi người đâu”. Tôi cứ cần mẫn tuyên truyền như thế, kết hợp chữa bệnh nhiệt tình cho người dân, giờ đồng bào ốm không cúng ma nữa mà chủ động lên trạm hoặc gọi thầy thuốc đến nhà”.
Phải rèn luyện ứng xử chuẩn mực ngay từ trạm y tế xã
Là người dân tộc Kinh, anh Tỵ đã tự mày mò học tiếng Dẻ Triêng để lắng nghe nhu cầu của đồng bào. Với anh, đó là yêu cầu đầu tiên để cán bộ đi tuyên truyền vận động. Sát cánh cùng dân từ khi còn là nhân viên Trạm Y tế, không ít lần anh đã phải thức xuyên đêm cùng người dân theo dõi bệnh tật của họ. Anh Tỵ nói: “Tôi phải đi từng nhà vận động thăm hỏi, xem bệnh tật, cách sống, đảm bảo vệ sinh ra sao. Việc quản lý trạm cũng phải sát sao vì đây là "bộ mặt" ngành Y, là nơi khám chữa bệnh thì vấn đề vệ sinh phải sạch sẽ, khang trang. Ngoài ra, cách ứng xử giữa cán bộ y tế với người dân cũng phải hòa nhã, thân thiện. Tôi nghĩ đó là điều rất quan trọng”.
Anh Tỵ cũng là một trong những người góp sức đẩy lùi hủ tục thách cưới nặng nề của người dân tộc Dẻ Triêng. Người dân tộc Dẻ Triêng theo chế độ mẫu hệ, hai đứa trẻ lấy nhau là do cha mẹ hai bên bắt cưới. Người Dẻ Triêng cũng có phong tục khi thách cưới, nhà trai yêu cầu nhà gái phải mang đến từ 500 - 1.000 bó củi khô để đun nấu. “Lúc đầu tôi cũng bất ngờ. Nhưng sau đó, tôi nghĩ phải vận động thôi, không thể thế được. Một là, tảo hôn không đảm bảo vấn đề sức khỏe sinh sản, rất có hại cho cả mẹ lẫn con. Thứ nữa, phong tục cõng củi đó theo tôi là phá rừng, vì phải vào rừng chặt cây lấy củi mới được 1.000 bó. Như vậy là không được. Đến nay, nhờ kiên trì vận động, nhà trai chỉ còn thách cưới cho có “lệ”, cô dâu chỉ cõng khoảng 5 - 10 bó thôi”, anh Tỵ phấn khởi nói. Anh Tỵ cũng chia sẻ, mùa mưa này, đường sá đi lại từ xã anh lên huyện (khoảng 35km) rất khó khăn, không thể đi lại nổi bằng xe máy. Có những trường hợp, thầy thuốc phải cáng bộ bệnh nhân bằng cách buộc võng lên cành cây to để đưa lên trạm xá, hay cuốc bộ lên huyện.
Anh Thuần, anh Tỵ là 2 trong số 30 thầy thuốc trẻ bám bản tiêu biểu đã vinh dự được tuyên dương tại Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ này.
Những người trẻ năng động, sáng tạo
Trong hai ngày 6 - 7/1, Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ 3 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Tại phiên chính thức ngày 7/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng nhiều lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể đã tới tham dự. Trước đó, chiều 6/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có cuộc gặp mặt 30 thầy thuốc trẻ bám bản tiêu biểu.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch danh dự Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đánh giá cao hướng đi mà Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã lựa chọn trong công tác đảm bảo, chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Sự năng động, sáng tạo trong hình thức thực hiện các phong trào của Hội đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Có thể kể đến phong trào khám, chữa bệnh miễn phí, chỉ trong thời gian ngắn, đã khám lượng lớn hơn 1 triệu người, lập kỷ lục trong việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 11 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.