Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê
Quả lê là một loại trái cây rất phù hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thời tiết thu đông như ho, khát nước, da khô, chảy máu cam... nhưng có những trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi dùng.
Tác dụng của quả lê với sức khỏe
Quả lê là một loại quả nhiều nước, vị ngọt mát, thơm ngon và đặc biệt giàu dinh dưỡng. Theo Đông y, lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, quy kinh phế, vị.
Lê có các tác dụng nhuận phế lương tâm, tiêu đàm giáng hỏa, chỉ khát giải tửu, lợi đại tiểu trường, chủ trị các chứng thương hàn nóng sốt, ho, suyễn do có nhiệt, đàm, bệnh nhiệt làm tổn thương tân dịch, khát nước, giải rượu sau khi uống rượu.
Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy mỗi 100g lê (phần thịt quả) chứa 85% nước và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbohydrate. Ngoài ra, còn có các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C cùng với các axit hữu cơ như axit citric, axit malic.
Nghiên cứu dược lý cho thấy lê chứa các glycosid, tannin có tác dụng nhuận phế, giảm ho, hóa đàm, bổ máu. Thường xuyên ăn lê có thể giảm triệu chứng khô họng đau, khàn tiếng, đờm đặc, táo bón và nước tiểu đỏ, giúp làm dịu triệu chứng, thúc đẩy hồi phục.
Lê còn có tác dụng hạ huyết áp , an thần. Người bị tăng huyết áp, bệnh tim do can dương thịnh hoặc can hỏa vượng có thể ăn lê để giảm huyết áp, giúp giảm chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực.

Quả lê chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Lê cũng có tác dụng thúc đẩy tiết axit dạ dày, bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân viêm gan, xơ gan thường xuyên ăn lê có thể cải thiện sự thèm ăn và tinh thần tốt hơn.
Một số món ăn tốt cho sức khỏe từ quả lê
Cháo nước lê
Cháo nước lê được giới thiệu trong sách Thánh huệ phương - một thư tịch cổ Đông y từ thời Bắc Tống, được nhiều y học gia từ xưa đến nay đánh giá cao.
Cách nấu:
- Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước để riêng.
- Sử dụng vỏ, xác lê và hạt, nấu nước lấy cốt, sau đó thêm gạo vào nấu cháo.
- Khi cháo chín, thêm nước lê đã ép và đường trắng vào, đun sôi một lúc rồi ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần.
Công dụng: Nhuận phế, hóa đàm, thanh nhiệt , sinh tân dịch... thích hợp với người ho do phế nhiệt hoặc ho khan, khát nước do bệnh nhiệt hoặc sau khi uống rượu.
Quả lê hầm rượu vang đỏ
Cách chế biến: Quả lê (2 quả) gọt vỏ, bỏ phần lõi hạt, thái lát vừa phải. Cho lê vào nồi, đổ rượu vang đỏ (100ml) và đường phèn (50g) vào đun lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Công dụng: Món ăn này giúp dưỡng họng, làm da săn chắc, mịn màng.
Lê hầm mật
Cách chế biến : Lê rửa sạch 1kg lê, bỏ hạt, thái lát, ninh nhừ, cho mật ong vừa đủ vào, đun thành dạng cao, đựng trong lọ. Mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ với nước, hoặc nhai ngậm.
Công dụng: Món này dùng rất tốt cho người bị sốt nóng dài ngày, mất nước, khát nước, đái tháo đường, ho ra máu.
Những trường hợp cần lưu ý khi ăn quả lê
- Người có vấn đề tiêu hóa : Quả lê có tính lạnh, lại trợ thấp nên người tỳ vị hư hàn với các biểu hiện như hay đầy bụng, tiêu hóa kém, đi ngoài phân thường lỏng nát, vốn không ăn được đồ lạnh không nên ăn nhiều
- Phụ nữ đang cho con bú: Trường hợp này không nên ăn nhiều quả lê vì trẻ em hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Theo Đông y, trẻ nhỏ tỳ vị còn non nớt, nếu mẹ ăn quá nhiều lê là thực phẩm tính hàn, hàn khí có thể theo sữa làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của con.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng nên ăn ít hoặc không ăn lê, quá trình mang thai và hình thành phôi thai rất quan trọng, không thể xem nhẹ, những thực phẩm có tính hàn hay cay nóng đều không nên ăn nhiều.
Sau khi sinh, phụ nữ có cơ thể suy yếu, khí huyết hao tổn, hoạt động tương đối ít, sợ gió và lạnh; lê thuộc loại thực phẩm có tính mát nên cần kiêng dùng.
- Người mắc bệnh tiểu đêm: Quả lê còn có tác dụng lợi tiểu, những người vốn hay tiểu đêm, tiểu tiện nhiều lần cũng không nên ăn quá nhiều lê.
- Người dương khí hư nhược: Có biểu hiện hay sợ lạnh, hay đi ngoài phân lỏng, tay chân lạnh không nên ăn nhiều quả lê, khi ăn cũng nên chế biến thành các món ăn, nấu chín quả lê để dự phòng các triệu chứng của hàn thấp trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, khi ăn quả lê, không nên ăn cùng một số loại thực phẩm như củ cải, rau dền, thịt ngỗng… các thực phẩm này khi tương tác với lê sẽ sinh ra các tác động không tốt với sức khỏe.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 19 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.