Những xóm làng xô dạt vì sông
GiadinhNet - Có những xã đảo đặc biệt, theo thời gian dạt từ bờ này sang bờ kia. Có những xóm làng đặc biệt, hàng nghìn năm như con thuyền chòng chành neo giữa sông…
![]() |
Không riêng gì những ngôi làng cổ, hàng nghìn ngôi nhà kiên cố mới mọc lên trong hành lang thoát lũ khó mà di dời.
Ảnh: Hà Phương. |
Xã dạt từ bờ phải sang bờ trái
Xóm chài Tân Tiến, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì (Hà Nội) nằm khiêm nhường bên dòng sông Hồng nơi khúc gấp của sông đoạn bãi nổi Tân Đức chia dòng làm hai nhánh. Theo những người dân Tân Tiến thì ngày trước, nhánh sông chính, nơi lưu lượng nước chính của sông Hồng là ở bên phía bờ Bắc, bãi nổi Tân Đức nằm sát xóm chài này cách chỉ mấy con sào. Nhưng hiện tại, nhánh sông phụ ngày xưa ấy đang ngày một cách xa họ hơn.
Những người dân ở đây vẫn biết mình sống trong hành lang thoát lũ, vẫn biết hiểm nguy, nhưng đó lại là mảnh đất ông cha, không “cắm” lại thì ở đâu. Ông Lê Văn Núi, một người làng kể, thuở trước xóm Tân Tiến và bãi nổi Tân Đức là một. Sau này khi bãi nổi bị nước “đẩy” ra giữa sông thì Tân Đức trở thành một “xã đảo” riêng, còn Tân Tiến về với Cổ Đô. Bấy lâu nay, Tân Đức bị coi là một “xã đảo” nằm cô lập giữa sông Hồng. Những năm 1960 trở về trước, xã Tân Đức nằm sát bờ hữu sông Hồng (thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây cũ) nhưng trải qua nhiều năm bị xói lở và bồi lấp, xã này dần dần bị “dạt” sang bên tả ngạn.
Người Tân Đức vẫn sống trên sông, cũng nghe đến việc thành phố đang có phương án di dời dân ra khỏi vùng thoát lũ, nhưng đối với ông Núi và người dân nơi đây, chưa thể một sớm một chiều bỏ đi chiếc thuyền, con đò. “Việc di dời khỏi hành lang thoát lũ tôi đã nghe. Thậm chí nghe từ hàng chục năm trước. Trước mắt vẫn phải sống nhưng nghĩ về tương lai cả làng phải di dời đi chỗ khác, mờ mịt quá”, ông Núi cho hay.
Làng nghìn năm nổi theo nước
Cũng giống với bãi nổi Tân Đức, mùa nước lên Bãi giữa sông Hồng như một hòn đảo tròng trành giữa những đợt lũ. Bãi giữa nằm ngay dưới chân cầu Long Biên nhưng ít ai biết rằng nơi đây từng là mảnh đất sinh sống của một ngôi làng được hình thành từ thời Lý. Nơi đây có một làng chài, gồm chừng hai chục mái nhà được dựng sơ sài, nhưng tập trung những người vô gia cư tứ xứ chứ không phải cư dân gốc của bản địa. Tồn tại âm thầm cùng cây cầu thế kỷ, rẻo đất giữa sông Hồng ngày một đông đúc dân cư. Đặc biệt, phía ngoài chân đê những tòa nhà kiên cố vẫn không ngừng mọc lên, len dần ra phía bờ sông.
Vào mùa nước lên, làng chài nổi lên, mép nước vào tận móng những ngôi nhà xây dựng trên bờ. Trong vài năm trở lại đây, một vài căn nhà bị cuốn trôi nhưng bài học đắt giá đó vẫn bị người ta thờ ơ. Có những người cố tình lấn chiếm hành lang thoát lũ, nhưng cũng có những con người bám trụ để giữ đất ông cha.
Ông Nguyễn Thụy, người đã qua ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm” ở Bãi giữa cho biết: “Nhà tôi trước kia ở chính mảnh đất này. Gia đình chúng tôi đã có đến 5 đời sống trên đất Bãi giữa”. Để chứng minh cho sự sống đã tồn tại từ lâu, ông Thụy dẫn chúng tôi đến xem đoạn kè được xây dựng thời Pháp thuộc. “Con kè ấy bao nhiêu năm nay đã giương mình đỡ những đợt lũ xói vào bãi này”, ông Thụy bảo.
Qua nhiều lần dịch chuyển của dòng chảy sông Hồng, xã Phúc Xá chỉ còn Bãi giữa và Bắc Biên, song do Bãi giữa chịu nhiều tác động của lũ lụt nên những bộ phận dân cư chủ yếu của xã Phúc Xá đều chuyển dần về Bắc Biên. Đặc biệt, vào cuối thập niên 10, đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, nhiều đợt giải toả những khu nhà tranh trong nội thành (Ngũ Xã, Cửa Bắc, Đồn Thuỷ), nhiều gia đình nghèo chuyển cư ra Bãi giữa, song vì hàng năm bị lụt lội nên những gia đình khá giả tậu đất xây nhà kiên cố ở Bắc Biên. Còn nhớ, sau trận lụt thảm khốc năm 1971, đến năm 1975, để giải phóng dòng chảy sông Hồng, dân Bãi giữa phải chuyển đi, nhưng được một thời gian lại có người đến ở.
Hàng trăm nghìn tỷ cũng bó tay
Bãi bồi Tân Tiến và Bãi giữa là hai trong số rất nhiều khu quần cư tồn tại lâu năm dọc hai bờ sông Hồng chỉ tính đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội. Theo TP Hà Nội, số lượng dân sống tại các khu dân cư đã tồn tại lâu đời (có khu dân cư tồn tại 300-400 năm) nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, trong hành lang thoát lũ dọc các tuyến sông của thành phố hiện nay khoảng 159.744 người, chiếm 2,5% dân số thành phố. Các khu dân cư này đều tồn tại từ trước những năm 1954 và hầu hết đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Theo Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ, thời gian phải tổ chức di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê tối đa là 2 năm; ở bãi sông không phù hợp với quy hoạch thì tối đa là 5 năm, kể từ khi Luật Đê điều có hiệu lực ngày 1/7/2007. Như vậy, Luật Đê điều có hiệu lực đến nay đã hơn 6 năm nhưng việc di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện được.
Trong “Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội” có lên kế hoạch sẽ di dời 22.358 hộ dân nằm trong hành lang thoát lũ và tốn khoản kinh phí 73.505 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD theo tính toán năm 2009). Ngoài số tiền khổng lồ trên, chưa kể nếu di dời như vậy sẽ gây xáo trộn về dân sinh, xã hội, phần nào ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội của Thủ đô.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 8 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 8 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 10 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.