Hà Nội
23°C / 22-25°C

Niềm vui xóm chài ven sông Lam

Thứ hai, 08:30 14/09/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Triền sông thoai thoải, hàng chục chiếc thuyền neo đậu san sát bên nhau. Lâu lắm rồi, làng chài Giang Thủy, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An mới có một ngày đông vui như thế. Lũ trẻ được lên bờ, chạy nhảy, đùa nghịch huyên náo cả bến sông.

Quanh năm rong ruổi đầu ghềnh cuối bãi, nếu không có những ngày như ngày hội truyền thông dân số, thì phải chờ đến Tết, dân làng mới có dịp gặp nhau đông đủ...
 

Truyền thông dân số ở Giang Thủy (Ảnh: H.Hà).

Khổ vì đông con

Chúng tôi về bến đò Hà, nơi có gần 100 hộ gia đình vạn chài Giang Thủy vừa dong thuyền về sau khi nhận được giấy mời hay lời nhắn của xã rằng về để tham gia ngày hội truyền thông dân số. Trên bãi bồi, những đứa trẻ da đen nhẻm, áo quần ướt lướt thướt, đang “tranh thủ” giây phút hiếm hoi lên bờ đùa nghịch. Năm tháng qua đi, ở đâu đó, cuộc sống của mọi người đã đỡ vất vả hơn, thì xóm vạn chài Giang Thuỷ vẫn trôi nổi trên đầu ngọn sóng. Nghèo túng, thất học, mù chữ... bao năm qua vẫn “song hành” cùng xóm làng, như những con sóng bạc đầu vẫn xô nhau chạy mãi.
 
Tìm đến thuyền ông Nguyễn Thanh Việt, lúc đại gia đình 3 thế hệ của ông đang chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Gần 10 con người chen chúc nhau trên con thuyền rộng chưa đầy 10m2. Bữa cơm chỉ là gói mì tôm nấu loãng làm canh chan, mấy quả cà muối. Ông Việt năm nay 59 tuổi, đau lâu ốm dài nhưng vẫn là lao động chính trong nhà. Bệnh tình nặng hơn, đi khám, bác sĩ bảo bị ung thư, chữa trị rất tốn kém. Không có tiền chữa bệnh, nên ông cứ một mình chịu đau đớn, gầy mòn như thế. Vợ mất cách đây chưa lâu, 6 người con của ông cũng nối nghiệp cha mẹ, lần mò, kiếm kế sinh nhai trên khúc sông này. Nếu con cái là của để dành, thì lẽ ra ông phải giàu có lắm. Thế nhưng, đời con ông cũng chẳng khá hơn. Mỗi đứa lại có đến 4- 5 đứa con nên ông Việt cũng khi nhớ, khi quên, lẫn lộn cả tên các cháu... Cạnh nốc (thuyền) nhà ông Việt, là “nhà”chị Nguyễn Thị Lựu, năm nay 35 tuổi, nhưng đã có 5 đứa con cả trai và gái. Chị đang cố gắng cho 2 đứa đầu đi học, nhưng khả năng chúng cũng chỉ được học hết cấp I để không bị mù chữ như bố mẹ thôi. Lũ trẻ ở làng chài đều thế cả. Hiếm hoi lắm mới có gia đình cho con học lên cấp III. Tôi nhìn sang “nhà” của chị Liên- anh Vinh, nhà ông Thành... nốc nào cũng chật người, chật trẻ con.

Cha truyền con nối, bao đời, người dân làng chài ven sông Lam này vẫn miệt mài như thế, bám sông lần hồi kiếm kế sinh nhai. Mọi hoạt động của người dân vạn chài đều trên sông nước, nhưng mơ ước có nước sạch để tắm rửa, ăn uống lại luôn luôn thường trực. Không có nước “ngọt”, họ múc nước sông để cho cặn đất lắng xuống rồi gạn lấy nước trong để ăn. Cũng chính vì vậy, mà biết bao dịch bệnh đều xuất phát từ đây. Nước sông ngày càng ô nhiễm nặng nề. Cá tôm thưa dần. Cuộc sống của dân vạn chài lại càng thêm vất vả.

Tiếp thêm luồng gió mới
 

Cộng tác viên Nguyễn Thị Dũng (ngồi thứ 3 từ trái sang) đang tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ tại hộ ông Nguyễn Thanh Việt.

Ông Nguyễn Bảo Hùng - Chủ tịch xã Thanh Giang tâm sự: “Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào sông nước. Đàn ông thì quăng câu, thả lưới. Đàn bà, trẻ con thì mò cua, cào hến, nướng cá. Bữa nhiều thì đem đi chợ Phuống bòn ít tiền. Một bộ phận khác làm nghề xúc cát, sỏi thì luôn rời làng đi xa, khi Bến Thuỷ, Nam Đàn, Đô Lương, lúc ngược nguồn sông Cả Những ngày mưa bão, nước sông lên cao không chài lưới; đào đãi được, thì nhiều nhà phải nhịn đói. Đây là bộ phận dân cư có đời sống thấp nhất xã. Mức thu nhập trung bình cả xã là 8,3 triệu đồng/năm/người, nhưng họ thì chỉ có thu nhập từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu/người/ năm là tối đa”.

Chưa bao giờ xóm vạn chài Giang Thuỷ lại sáng và vui như thế. Ánh đèn từ sân khấu ngay trên bến sông hắt ra những con thuyền đang bồng bềnh trên sóng nước loang loáng, tròng trành. Từ mỗi con thuyền, ló ra những gương mặt đã bớt đi vẻ vất vả, mưa nắng, những đôi mắt lấp lánh, ấm áp... Những tiết mục văn nghệ của “văn công” xã tự biên tự diễn, xen kẽ với những bài truyền thông về dân số trở thành “đặc sản” được dân làng đón nhận nhiệt tình. Chiều nay, cán bộ trung tâm DS- KHHGĐ huyện và đội ngũ chuyên trách, cộng tác viên các xóm đã đến tận từng thuyền, thăm hỏi, thuyết phục và tư vấn các biện pháp, cung cấp các phương tiện tránh thai cho các gia đình. Nụ cười ngượng ngùng, vẻ xấu hổ đã biến mất, khi được nghe các cán bộ hướng dẫn biện pháp thực hiện KHHGĐ. Chị Trần Thị Liên (35 tuổi) tâm sự: “Vợ chồng tôi đã có 3 đứa, trai gái đều có cả rồi. Tôi không muốn sinh thêm nữa, vì đông con khổ lắm. Không có cho con ăn, mặc, học hành thì có tội. Lúc sinh xong đứa thứ 2 tôi đã muốn dừng, không đẻ nữa, nhưng rồi lại “vỡ” kế hoạch. Tôi sinh đứa thứ 3 ngay dưới chân cầu Bến Thủy, trên nốc nhà mình. Thực sự, lúc nào tôi cũng lo mình lại có bầu, lại đẻ...”.

Như nhiều người dân trong xóm, chị Liên và chồng chị là anh Trần Văn Vinh không sử dụng biện pháp tránh thai nào cả. Lênh đênh trên sông nước tháng này qua năm khác, họ không biết xã thường tổ chức Chiến dịch DS- KHHGĐ hàng năm. Mà biết thì cũng khó lòng về được. Chị Nguyễn Thị Dũng, xóm trưởng, kiêm CTV dân số, Chi hội trưởng phụ nữ xóm Giang Thuỷ, cho biết: “Xóm có gần 100 hộ dân nhưng mỗi năm chỉ gặp nhau đông đủ vào dịp Tết hoặc Rằm tháng Bảy, còn ngày thường thì mỗi nhà mỗi nơi. Muốn thông tin gì với các hộ thì phải ra chợ để xem có ai bán cá thì nhắn lại cho những người khác. Họp xóm, họp phụ nữ, thanh niên... phải tin trước đó cả tuần nhưng cũng không bao giờ về đủ, một nửa là đông lắm rồi”.

Không biết đêm liên hoan văn nghệ và các hoạt động truyền thông dân số có làm đổi thay cuộc sống của người dân xóm vạn chài hay không, nhưng chắc chắn đã thổi một luồng sinh khí mới, đã làm nhiều người hiểu ra, ý thức rằng việc sinh đẻ không chỉ là câu chuyện “dài tập” của nhà mình, làng mình, mà còn là bài toán khó về giáo dục, việc làm, an sinh xã hội... của đất nước. Và có lẽ một điều chắc chắn rằng, người dân ở  Giang Thuỷ và nhiều xóm làng vạn chài khác, rất cần những hoạt động mang tính cộng đồng như những buổi truyền thông DS- KHHGĐ hôm nay.

Ghi chép của Hồ Hà - Phan Nguyệt
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top