Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lòng của hai cô giáo về hưu nhận lương 1,3 triệu đồng/tháng

Thứ ba, 07:00 31/10/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Sau hàng chục năm cống hiến cho nghề giáo dục, hai cô giáo mầm non khóc ngất khi cầm quyết định lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng/ tháng. Biết chuyện, bạn bè, đồng nghiệp ai cũng rơi nước mắt nhưng chỉ biết ôm hai cô an ủi.

Đó là câu chuyện giống nhau y chang của hai cô giáo mầm non Trương Thị Lan (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và cô Nguyễn Thị Vỹ (xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

Lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng làm sao sống nổi

Đến xóm 11, xã Cẩm Duệ hỏi đường tìm đến nhà cô Trương Thị Lan, giáo viên mầm non không khó bởi ai cũng biết đến cô. "Cô Lan dạy ở Trường Mầm non Lê Duẩn, người gầy đen, nghỉ hưu chỉ được 1,3 triệu đồng/tháng phải không?. Các anh đi qua cánh đồng trước mắt là đến nhà cô" – một người dân trong xóm 11 cho biết.

Chúng tôi gặp cô Lan khi cô đang tất tả với đứa cháu ngoại mới 2 tháng tuổi. Biết chúng tôi hỏi về chuyện lương hưu, nước mắt cô chực trào.

Cô kể, ngày chuẩn bị nghỉ hưu tôi hi vọng tiền lương cũng được khoảng 2 triệu đồng cộng thêm 5 sào ruộng lúa, chắt bóp cũng đủ cho hai vợ chồng tôi an dưỡng tuổi già thế nhưng khi cầm được quyết định tiền lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng tôi đã ngã quỵ. Tôi không nghĩ mình cống hiến trong ngành 37 năm mà về hưu chỉ nhận được số tiền ấy.


Cô Lan ngậm ngùi xem lại quyết định lương hưu của mình.

Cô Lan ngậm ngùi xem lại quyết định lương hưu của mình.

Năm 1980, cô Lan bắt đầu dạy trẻ ở trường Mầm non Cẩm Duệ (nay là Trường Mầm non Lê Duẩn). Lúc đó, mỗi thôn có một lớp Mầm non và một giáo viên. Tiền lương cũng chỉ được nhận theo mùa lúa. Cứ 1 mùa (6 tháng) cô Lan nhận từ 3 – 5 yến lúa.

Đến năm 1990, huyện trợ cấp thêm cho các cô giáo mầm non trong huyện 15.000 ngàn đồng/tháng. Bắt đầu từ năm 1995, cô Lan nhận lương bằng tiền mặt và năm 2017, tiền lương cô nhận hơn 5 triệu đồng/tháng.

Cô cho biết, từ năm 2003 các giáo viên bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội và để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì cô phải đóng thêm 8 năm (đóng lùi về ngày 1/1/1995).

"Lúc đó, tôi phải đi vay nặng lãi để đóng khoản tiền này mong sao ngày về hưu sẽ có 1 khoản để lo cho chồng tôi vì ông ấy không có lương hưu lại ốm đau quanh năm phải uống thuốc không làm được việc gì. Giờ nghỉ hưu nhưng tôi cũng phải bám vào 5 sào ruộng cộng thêm 1,3 triệu tiền hưu để trang trải cho cuộc sống hai vợ chồng tôi" – cô Lan kể.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (con gái cô Lan) góp chuyện, nhiều đêm thấy mẹ rơm rớm nước mắt cầm quyết định nghỉ hưu, tôi thương quá. Tôi cũng chỉ biết an ủi, động viên mẹ chứ không biết xoay xở bằng cách nào.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Mầm non Lê Duẩn rưng rưng nước mắt khi nhắc đến trường hợp cô Lan. Cô Hà nhớ lại, lúc nhận quyết định, cô Lan khóc ngất, ngã xuống. Biết chuyện, nhiều giáo viên cũng khóc theo, ôm chầm lấy cô Lan.

Theo cô Hà, cô Lan là giáo viên rất yêu nghề và được nhiều trẻ, nhiều phụ huynh quý mến. Việc cô nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng khiến ai cũng bất ngờ. Biết việc lương hưu của cô là đúng quy định của Nhà nước nhưng tôi vẫn mong các cấp ban ngành có sự điều chỉnh phù hợp hơn về giáo viên nhất là giáo viên mầm non.

Cô giáo về hưu cùng cảnh

Cũng như cô Lan, cô Nguyễn Thị Vỹ (ở xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) khi nhận được quyết định lương hưu cũng trở nên hoang mang khi biết lương hưu của mình chỉ 1.356.000 đồng/tháng.


Cô Vỹ giờ phải bám vào ít sào ruộng để đủ tiền sinh hoạt.

Cô Vỹ giờ phải bám vào ít sào ruộng để đủ tiền sinh hoạt.

Cô Vỹ kể: "Khi cầm quyết định nghỉ hưu, tôi choáng váng, ngã quỵ xuống vì hơn 35 năm học tập và công tác từ miền núi rồi chuyển về xuôi mà đồng lương lại thấp đến như vậy".

Năm 1980, cô Vỹ 18 tuổi lên huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) học sơ cấp Trường Sư phạm Mầm non. Năm 1984, cô được phân công về quê ở xã Nam Xuân làm giáo viên Trường Mầm non xã Nam Xuân. Tiền lương của cô lúc đó cũng được quy ra lúa. Dù khó khăn, vất vả nhưng cô cũng luôn bám trụ với nghề. Năm 1995, cô cũng đóng truy thu bảo hiểm với số tiền 2,6 triệu đồng. Để có số tiền này cô phải bán đôi hoa tai và một chỉ vàng. Không đủ tiền, cô bán thêm hai con bê và bán non hai con heo của gia đình.

Cô Vỹ ngậm ngùi: "Gần nửa đời người gắn bó, cống hiến với nghề giáo mà khi về hưu tiền lương lại ít ỏi như vậy. Giờ cũng chỉ biết bám vào đồng ruộng, trồng thêm ít rau màu kết hợp chăn nuôi con gà, con vịt để mong có thêm nguồn thu trang trải cuộc sống chứ với đồng lương này đâu thấm gì khi gia đình có biến cố đau ốm, bệnh tật".

Cơ quan chức năng nói gì

Ông Nguyễn Quang Quyết, Trưởng phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Nghệ An giải thích rõ, tiền lương của giáo viên mầm non trước năm 1995 được điều chỉnh từ Quyết định 133 (17/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ) và thông tư số 25 (ngày 16/8/1983) của Bộ GD&ĐT hướng dẫn quyết định trên. Thứ hai là Thông tư liên bộ số 09 (21/5/1977).


Ông Nguyễn Quang Quyết - Trưởng phòng chế độ BHXH Nghệ An giải thích rõ về trường hợp hai cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/ tháng.

Ông Nguyễn Quang Quyết - Trưởng phòng chế độ BHXH Nghệ An giải thích rõ về trường hợp hai cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/ tháng.

Trường hợp hai cô giáo này quy định rõ tại thông tư 09. Đối với giáo viên mầm non ở thành phố và thị xã thì mới có biên chế, còn khu vực nông thôn giáo viên mầm non không có biên chế mà chỉ được ăn cộng điểm.

Các giáo viên mầm non khu vực nông thôn dù đi dạy trước năm 1995 cũng chỉ được tính bảo hiểm khi có quyết định vào biên chế nhà nước. Hầu hết, các giáo viên này có thời gian giảng dạy rất dài nhưng không được công nhận thời gian công tác.

Đến ngày 22/3/2004, Bộ GD&ĐT cùng BHXH Việt Nam có công văn 2150 thực hiện đối với ngành, cơ sở giáo dục thì các cô giáo công tác ở vùng nông thôn được truy đóng bảo hiểm xã hội từ 1/1/1995. Như vậy, mới có trường hợp như cô Lan là lương 1,262 và được bù thêm gần 38 ngàn đồng để đủ mức lương cơ sở (1,3 triệu).

Theo quy định thì giáo viên công tác từ 20 năm trở lên thì mới được bù đủ. Còn dưới 20 năm thì phải đóng thêm BHXH tự nguyện tính ra lương được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, không được bù đủ. Còn giáo viên đóng trên 20 năm mà mức lương dưới 1,3 triệu thì sẽ được bù đủ 1,3 triệu.

“Nguyên nhân khiến mức lương hưu của nhóm giáo viên mầm non lại thấp là do ba yếu tố chi phối: Mức đóng của giáo viên thấp, thời gian đóng và tuổi nghỉ hưu”, ông Quyết nói.

Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 16 phút trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 43 phút trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Top