Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi phong tỏa lâu nhất thế giới

Thứ hai, 08:03 04/10/2021 | Bốn phương

Từng thành công trong chống dịch COVID-19, thành phố Melbourne hiện đối mặt với nguy cơ sụp đổ kinh tế, còn người dân kiệt quệ về tinh thần sau gần 250 ngày phong tỏa.

Số ca mắc COVID-19 vượt mốc 100.000, Singapore vẫn kiên định với kế hoạch mở cửaSố ca mắc COVID-19 vượt mốc 100.000, Singapore vẫn kiên định với kế hoạch mở cửa

Ngày 2/10, Singapore ghi nhận trên 2.300 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm tại nước này vượt mốc 100.000 trường hợp.

Tính đến ngày 5/10 tới đây, thành phố Melbourne của Australia sẽ trải qua 246 ngày phong tỏa để chống dịch COVID-19. Như vậy, Melbourne sẽ vượt qua Buenos Aires và trở thành thành phố có thời gian phong tỏa lâu nhất trên thế giới, theo Guardian.

Chiến lược phong tỏa gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và tâm lý của người dân, song nó từng liên tiếp mang lại thành công chống dịch khi giảm số ca bệnh xuống mức 0.

Khi Melbourne đã trải qua 6 lần phong tỏa, thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrews, chính thức từ bỏ hy vọng giảm thiểu số ca bệnh mới. Ông đã thay đổi mục tiêu là ít nhất 80% người dân trên 16 tuổi của bang này được tiêm chủng đầy đủ.

Hỗn loạn

Melbourne sẽ gỡ bỏ lệnh phong tỏa khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%, dự kiến vào ngày 26/10.

Cùng lúc này, chính quyền bang Victoria dần mất đi sự ủng hộ vì cách xử lý đại dịch. Trong một cuộc thăm dò hồi tuần trước của Guardian, mức độ tín nhiệm dành cho chính quyền bang đã giảm xuống còn 44%.

Nơi phong tỏa lâu nhất thế giới - Ảnh 2.

Nhiều người đã tham gia biểu tình để phản đối lệnh phong tỏa ở Melbourne. Ảnh: AFP.

Người dân cũng không còn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Trong cuối tuần diễn ra trận chung kết giải bóng đá AFL, mọi người không ngại tổ chức tiệc tùng, khiến số ca bệnh mới tăng đột biến hơn 50% vào ngày 30/9.

Trong đợt bùng phạt dịch đầu tiên, phần lớn người dân ở Melbourne ủng hộ quyết định phong tỏa. Đến nay, thành phố xuất hiện nhiều phong trào biểu tình để phản đối các biện pháp y tế cộng đồng.

Hồi tuần trước, hơn 5.000 người đã tham gia vào một cuộc biểu tình đầy bạo lực để phản đối lệnh phong tỏa. Họ diễu hành bên ngoài văn phòng công đoàn từ đầu tuần, rồi kết thúc vào giữa tuần ở đài tưởng niệm các binh sĩ.

Nhóm biểu tình phá hoại các nỗ lực tiêm chủng, tổ chức đình công ở nhiều công trường và doanh nghiệp trong thành phố. Cảnh sát đã thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ trong khi giới chức y tế cảnh báo về làn sóng lây nhiễm sắp tới.

Cuộc biểu tình cuối cùng phải chấm dứt vì trận động đất 5,9 độ. Nhà văn Celeste Liddle miêu tả cơn địa chấn là sự “phân tâm vô hại” trong bối cảnh thành phố Melbourne rơi vào hỗn loạn.

Bất ổn trong tương lai

Nghệ thuật là ngành phát triển mạnh mẽ ở Melbourne. Và đây cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất và ít được hỗ trợ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Ông Kyran Wheatley đang chuẩn bị mở một câu lạc bộ hài kịch khi Melbourne lần đầu phong tỏa hồi tháng 3/2020. Câu lạc bộ chỉ kịp hoạt động vào một ngày cuối tuần, rồi phải đóng cửa suốt nhiều tháng.

Chính quyền bang Victoria dự kiến mở cửa các địa điểm vui chơi giải trí vào ngày 8/11, với điều kiện người dân giữ khoảng cách. Song ông Wheatley không có nhiều hy vọng vì mọi người đều giữ tâm lý e ngại, phòng thủ trước dịch bệnh.

Nơi phong tỏa lâu nhất thế giới - Ảnh 3.

Cuộc biểu tình cuối cùng phải chấm dứt vì trận động đất 5,9 độ. Ảnh: Shutterstock.

“Đây là sự bất ổn lớn vào lúc này. Chúng tôi không biết thành phố sẽ hành động như thế nào, khi mà Covid-19 luôn tồn tại”, ông nói.

Dù không thể kinh doanh, ông Wheatley vẫn ủng hộ việc phong tỏa: “Chúng tôi chịu giãn cách vì chúng tôi quan tâm đến việc mọi người được sống hay không”. Theo người này, Melbourne phải chịu “tổn thất lớn” để bảo vệ mạng sống.

Từ tháng 7, biến chủng Delta bùng phát dữ dội, khiến tình hình dịch bệnh ở cả Melbourne và Sydney trở nên phức tạp. Diễn biến này cũng làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ của hai tiểu bang Victoria và News South Wales.

Khi thông báo đợt phong tỏa lần thứ năm vào ngày 15/7, thủ hiến bang Victoria, ông Andrews đã nói: “Những ca bệnh mới bắt nguồn ở bang News South Wales, nhưng tôi khá chắc chắn sẽ kết thúc ở đây”.

Khi ấy, ông Andrews tỏ ra lạc quan nhờ kinh nghiệm chống dịch trong quá khứ. Trên thực tế, bang Victoria đã dập tắt hai đợt bùng phát dịch nhờ biện pháp phong tỏa mạnh mẽ. Cụ thể, số ca bệnh mới giảm xuống mức 0 sau khi bang này phong tỏa 112 ngày.

Nhưng lần này, phong tỏa không mang lại hiệu quả, do chính quyền bang hành động không đúng lúc. Việc chuyển các liều vaccine Pfizer sang thành phố Sydney cũng khiến nỗ lực tiêm chủng ở bang Victoria bị chậm lại.

Trong khi đó, bang News South Wales có số ca bệnh giảm mạnh vào giữa tháng 9, nhờ việc tăng tốc tiêm chủng cho người dân.

Hôm 30/9, Thủ hiến bang Victoria, ông Andrews, đã chỉ trích người dân vì vi phạm các quy định phòng chống dịch, giữa lúc lệnh phong tỏa sắp kết thúc. Ông nói với các phóng viên rằng “nhiều ca bệnh mới hoàn toàn có thể phòng tránh được”.

Ông tuyên bố mạnh mẽ: “Đừng khiến (các nhân viên y tế) phải làm việc cực khổ hơn, bằng cách đưa ra những lựa chọn thực sự tồi tệ như đi thăm bạn bè và gia đình rồi lây lan virus corona cho cộng đồng”.

Tính đến ngày 2/10, Australia có tổng cộng 109.516 ca mắc và 1.321 ca tử vong vì COVID-19, theo Worldometers.

Theo Zingnews
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Bốn phương - 2 giờ trước

Harry gần đây cử trợ lý đến London để gặp thư ký truyền thông của Vua Charles III, nhằm hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Hoàng gia Anh.

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Một con trâu giống Banni đã được bán với giá lên tới 430 triệu đồng, làm nổi bật giá trị cao cấp, sức mạnh và khả năng sản xuất sữa của giống trâu này.

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Chuyện đó đây - 17 giờ trước

Giữa mùa hè khắc nghiệt, những khu ổ chuột chật chội ở Seoul như biến thành “lò thiêu” khi nhiệt độ trong phòng lên tới hơn 40 độ, kể cả bật quạt cũng chỉ thổi ra hơi nóng.

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Dòng sông Seine, biểu tượng của Paris (Pháp), đã chính thức mở cửa đón chào người dân thủ đô đắm mình trong làn nước mát sau hơn 1 thế kỷ.

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Tiêu điểm - 1 ngày trước

“Tôi cảm thấy toàn bộ quá trình này thật phi lý... Cứ như một người vô tội bị kéo đến máy chém vậy", một sinh viên chia sẻ.

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh tượng ngoạn mục và không tưởng đã khiến mọi người choáng ngợp.

Rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng gây chấn động: Chuyên gia đòi thu giữ, bức thư tổ tiên khiến tất cả nghẹn lời

Rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng gây chấn động: Chuyên gia đòi thu giữ, bức thư tổ tiên khiến tất cả nghẹn lời

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Một con rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng và bí mật trong bức thư tổ tiên khiến tất cả sững sờ.

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Nhật Bản là nơi hoàn hảo để biến mất.

'Nghịch lý ông nội' có thể không tồn tại, nhưng du hành thời gian thực sự có thể xảy ra

'Nghịch lý ông nội' có thể không tồn tại, nhưng du hành thời gian thực sự có thể xảy ra

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Du hành thời gian tưởng chừng chỉ là mơ mộng viễn tưởng, nhưng những lý thuyết vật lý hiện đại như đường cong thời gian khép kín và nguyên lý tự nhất quán đang dần hé lộ khả năng vượt thời gian mà không làm đảo lộn lịch sử.

Tại sao chỉ ngủ trưa một chút mà bạn có thể 'ngộ' ra điều chưa từng thấy?

Tại sao chỉ ngủ trưa một chút mà bạn có thể 'ngộ' ra điều chưa từng thấy?

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới, một giấc ngủ ngắn 20 phút có thể tăng cơ hội đột phá sáng tạo của bạn.

Top