Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi sợ thái quá về virus hMPV đang lây lan ở Trung Quốc – 'ám ảnh' sau đại dịch COVID-19

Thứ tư, 18:07 08/01/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp do virus hMPV tại Trung Quốc đã gây ra những nỗi sợ đáng kể trong cộng đồng, với rất nhiều thông tin được lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Rõ ràng sau đại dịch COVID-19, ám ảnh về một căn bệnh tương tự đã trở thành một vết sẹo đối với nhiều người, đặc biệt khi "nguồn gốc" của căn bệnh lại bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng không nên lo lắng quá mức về tình trạng hiện tại, khi các trường hợp nhiễm virus hMPV nằm trong chu kỳ hoạt động của các virus đường hô hấp khi vào mùa.

Nỗi sợ hãi về một đại dịch mới

Vào cuối tháng 12/2024, Trung Quốc báo cáo tình trạng gia tăng đáng kể các trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus metapneumovirus ở người – hay còn gọi là virus hMPV. Một số hình ảnh và clip được đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy các bệnh viện đông kín trẻ nhỏ mắc bệnh, và điều này làm dấy lên những suy đoán và nỗi sợ về sự khởi đầu của một đợt bùng phát dịch toàn cầu khác tương tự như đại dịch COVID-19.

Ngày 03/01/2025, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning đã có thông tin chính thức cho biết: "Các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc mùa năm này dường như ít nghiêm trọng hơn và đang lây lan ở quy mô nhỏ hơn so với năm trước".

Cùng với đó, các chuyên gia y tế công cộng tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng chia sẻ những nhận định tương tự, rằng tình hình ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu bất thường.

Nỗi sợ thái quá về virus hMPV đang lây lan ở Trung Quốc – 'ám ảnh' sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều người lo sợ về một đại dịch mới khi virus hMPV đang lây lan ở Trung Quốc.

Cũng theo các chuyên gia y tế, sự lan truyền thông tin về virus hMPV đã chỉ ra nỗi sợ của người dân trên toàn cầu đối với các mối đe dọa của một bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát trở thành một đại dịch mới tiếp sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là khi căn bệnh đường hô hấp này lại xuất hiện tại Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều thiệt hại trên phạm vi toàn cầu, không chỉ về tính mạng, sức khỏe mà còn là kinh tế xã hội, trở thành "ám ảnh" chưa dễ xóa bỏ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế trên toàn cầu, những lo ngại là điều không thể tránh khỏi nhưng dường như đang bị thổi phồng quá mức bởi truyền thông và mạng xã hội. Sau đại dịch COVID-19, xu hướng coi mọi bệnh truyền nhiễm đều là các trường hợp khẩn cấp là không đúng với thực tế và khoa học và những thông tin cần được kiểm chứng nhằm tránh làm tăng sợ hãi cho cộng đồng.

Vậy virus hMPV là gì?

Theo các chuyên gia y tế, virus hMPV không hề có họ hàng gần với virus SARS-CoV-2 đã gây ra đại dịch COVID-19. Virus hMPV là một trong những loại virus đã được phát hiện từ lâu, không nổi bật, thường "ẩn danh" gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm vào mùa đông, xuân.

Về bản chất, virus hHMPV được phát hiện có nguồn gốc từ động vật và lây lan từ một loài chim. Virus hMPV được phát hiện từ nhiều thế kỷ, trước khi được phát hiện cụ thể ở Hà Lan vào năm 2001. Virus hMVP có cùng họ Pneumoviridae với virus hợp bào hô hấp (RSV) – loại virus khá phổ biến và thường lây nhiễm cho trẻ nhỏ, gây ra các đợt bùng phát ở những nơi tập trung nhiều trẻ em.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm nhi khoa tại Trường Đại học Utah Hoa Kỳ, virus hMPV gây ra các biểu hiện tương tự như virus RSV. Virus hMPV có thể tạo ra các gánh nặng cho các bệnh viện, đặc biệt là khi bùng phát trùng với sự gia tăng của COVID-19, virus cúm hay virus RSV.

Vì sao các chuyên gia y tế khuyên rằng không nên quá lo lắng về virus hMPV ở Trung Quốc?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cơ quan này đang theo dõi sát sao đợt bùng phát của virus hMPV tại Trung Quốc. Các chuyên gia y tế tại CDC Hoa Kỳ đều không đánh giá rằng đây là một loại bệnh mới, và hầu hết các trường hợp nhập viện do virus đường hô hấp hiện nay vẫn là do virus cúm A.

Cũng theo dữ liệu của CDC Hoa Kỳ, trong thời điểm cuối tháng 12/2024, trong số các bệnh nhân được xét nghiệm nhiễm virus đường hô hấp chỉ có chưa đến 2% được xác định mắc virus hMPV. Do đó, virus hMPV được xếp cuối cùng trong danh sách những thủ phạm thường gặp đối với các bệnh đường hô hấp.

Trung Quốc đã phải trải qua những thời gian phong tỏa kéo dài nhất thế giới để ứng phó với Đại dịch COVID-19, vô hình chung điều này cũng giúp con người hạn chế tiếp xúc với các loại virus thông thường khác, chẳng hạn như virus hMPV.

Theo các chuyên gia y tế, điều này có thể tạo ra tình huống mà con người trở nên dễ bị tổn thương hơn đối với các đợt bùng phát có nguyên nhân từ một loại virus khác, dẫn đến số lượng mắc tăng cao hơn ngay cả ở người lớn trẻ tuổi hay độ tuổi trung niên.

Hiện nay, các chuyên gia y tế cho biết chưa có các báo cáo về số lượng lớn các ca nhập viện và tử vong bất thường ở những người trẻ tuổi và nhóm người độ tuổi trung niên khỏe mạnh đến mức đáng báo động như trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 cũng giúp việc cải thiện khả năng xét nghiệm và giám sát bệnh tật, từ đó giúp phát hiện dễ dàng hơn sự gia tăng của virus hMPV mà nhiều năm trước không được chú ý đến.

Phòng ngừa nhiễm virus hMPV như thế nào?

Tin không vui là cho đến thời điểm hiện tại, virus hMPV vẫn chưa có vaccine phòng bệnh.

Tin tốt là các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của các virus đường hô hấp rất có hiệu quả để phòng ngừa mắc hMPV, hơn nữa chúng ta có thể chủ động thực hiện các biện pháp này. Để ngăn ngừa lây nhiễm virus mMPV và hạn chế lây lan của virus này, mỗi chúng ta nên duy trì thực hiện các thói quen sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất sát khuẩn tay và nước sạch trong ít nhất 20 giây;

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng;

- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người;

- Tránh tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hoặc bị nghi ngờ nhiễm các bệnh đường hô hấp;

Nếu cảm thấy bản thân có triệu chứng giống như cảm lạnh, cúm nên thực hiện các hành động sau:

- Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi;

- Rửa tay thường xuyên và đúng cách;

- Tránh dùng chung cốc, đồ dùng cá nhân với người khác;

- Không nên tiếp xúc gần với người khác;

- Nên cách ly tại nhà cho đến khi triệu chứng biến mất.

- Đi khám hoặc liên hệ với bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp bằng cách tiêm các vaccine phòng bệnh đường hô hấp như vaccine cúm mùa, vaccine phòng phế cầu khuẩn, vaccine phòng ngừa viêm phổi do Hib… theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Nỗi sợ thái quá về virus hMPV đang lây lan ở Trung Quốc – 'ám ảnh' sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Khuyến cáo của chuyên gia y tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ các dữ liệu giám sát gần đây cho thấy các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tại Trung Quốc đang có xu hướng tăng lên, chủ yếu là do các nguyên nhân phổ biến như virus cúm mùa, virus RSV và cả virus hMPV, tình trạng này được dự kiến từ trước do thời điểm mùa đông tại khu vực Bắc bán cầu.

Bên cạnh đó, mức độ của đợt nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tại Trung Quốc bao gồm cả do virus hMPV vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát, không có tình trạng bùng phát bất thường nào được báo cáo.

Hiện tại, Trung Quốc xác nhận rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này không gặp phải tình trạng quá tải và không có tuyên bố khẩn cấp hoặc phản ứng khẩn cấp nào được ban bố.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, virus hMPV đã được biết đến từ lâu, sự gia tăng các trường hợp mắc trong thời gian này không phải là tình trạng bất thường. Vì vậy, không nên lo lắng thái quá về tình trạng hiện tại, nhất là khi chúng ta đã có kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19. Dù vậy, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh theo khuyến cáo của cơ quan y tế, để bảo vệ chính mình và cả cộng đồng.

WHO thông tin chính thức về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung QuốcWHO thông tin chính thức về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

GĐXH – Theo WHO, sự gia tăng số mắc các nhiễm trùng qua đường hô hấp cấp tính ở nhiều quốc gia Bắc bán cầu trong những tuần gần đây đã được dự báo trước với thời điểm này trong năm và không có yếu tố nào bất thường.

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung QuốcBộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc

GĐXH - Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chủ động theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.

Virus HMPV gây viêm phổi ở người có lây qua quan hệ tình dục?Virus HMPV gây viêm phổi ở người có lây qua quan hệ tình dục?

Human metapneumovirus còn được gọi là HMPV, là một loại virus đường hô hấp phổ biến. Nó thuộc họ virus được gọi là pneumoviridae - cùng nhóm với virus hợp bào hô hấp (RSV). Tìm hiểu cách lây lan của virus này.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 7 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Top