Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền

Thứ năm, 08:42 24/12/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Từ đầu tháng 11 Âm lịch, nông dân trồng đào, quất khắp Thủ đô lại tất bật với công việc tuốt lá, đánh chuyển, lên chậu, sẵn sàng thắp đèn, ủ đào quất trong nhà kín, điều tiết nước… với hi vọng có được những chậu quất cảnh đẹp, quả đều, đào bung nở đỏ thắm, đúng dịp Tết Tân Sửu.

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền - Ảnh 1.

Thời điểm này, người nông dân trồng đào Nhật Tân tất bật với việc đánh chuyển đào thế lên chậu, chuẩn bị phục vụ khách hàng.

Lo ngại sức mua sụt giảm do dịch COVID-19

Hà Nội có rất nhiều nơi trồng đào, quất như: Làng đào La Cả (Hà Đông), làng đào Tiên Dương (Đông Anh), làng đào Ngọc Trục (Nam Từ Liêm), làng đào Phú Thượng (Tây Hồ) nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là làng đào Nhật Tân. Người sành chơi sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là đào Nhật Tân, đâu là đào được trồng ở nơi khác, vì vậy mỗi dịp Tết đến, những cành đào Nhật Tân luôn được săn đón.

Đầu tháng 11 Âm lịch cũng là thời điểm người nông dân trồng đào bắt tay, tất bật với những cành đào, gốc quất của mình sau gần 1 năm chăm bón, nuôi dưỡng. Cũng theo nhiều nông dân có thâm niên hàng chục năm canh tác trên cánh đồng Nhật Tân cho rằng, đây là thời điểm "chạy nước rút" để quyết định một vụ mùa thành bại.

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền - Ảnh 2.

Những gốc đào thế, đào cổ thụ được người dân, doanh nghiệp, đơn vị chức năng thuê mua sớm.

Khoác chiếc áo mưa trên người cho đỡ lạnh, ông Nguyễn Văn Bảo (chủ một vườn đào) cho biết: "Tuốt lá là một trong những công đoạn đầu tiên để kích thích cây có thể đơm nụ, nở hoa đúng vụ. Sau khi tuốt lá xong, hàng loạt công đoạn như điều tiết nước, phân bón, thậm chí ủ ấm…".

Trong khi đó, đối với những gia đình trồng đào thế, đào cổ thụ cũng tất bật thuê công nhân đánh chuyển gốc lên chậu. Ông Đỗ Tiến Hoạt năm nay có khoảng 300 gốc đào thế cho thuê, bán, chia sẻ: "Trồng đào thế tốn công sức cũng như đòi hỏi kỹ thuật gấp nhiều lần so với đào cành bình thường. Cứ trước Tết khoảng 1,5 tháng là chúng tôi tiến hành đánh chuyển lên chậu để chăm sóc, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân".

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền - Ảnh 3.

Nghệ nhân trồng quất Đỗ Văn Long tất bật đánh chuyển quất lên phục vụ người dân. Ảnh: Lê Bảo

Trong khi đó, ông Đỗ Văn Long (nhà vườn Toàn Xuyên, có thâm niên 20 năm trồng quất cảnh tại Tứ Liên) đang cùng nhóm công nhân vận chuyển những gốc quất to, đẹp từ cuối vườn lên trên. Ông Long nói: "Gia đình tôi có khoảng 400 gốc quất cảnh, giá trị mỗi cây từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Nếu thuận lợi sẽ mang lại một khoản thu nhập cho gia đình". Tuy nhiên, ông Long cũng nhấn mạnh rằng "chưa nói trước được điều gì" bởi tất cả phụ thuộc vào thời tiết, vào cách chăm sóc và đặc biệt người dân cũng lo ngại dịch COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến sức mua sắm, trong đó có cây đào, gốc quất.

Thời tiết vẫn là yếu tố quyết định

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền - Ảnh 4.

Nông dân trồng quất Tứ Liên đang chăm sóc cây xuyên ngày đêm.

Với những nông dân trồng quất cảnh Tứ Liên, nhiều năm nay đã sáng tạo ra những sản phẩm độc - lạ - bắt mắt, phù hợp thị hiếu của người dân để mang lại giá trị kinh tế. Năm 2021, cả nước sẽ đón Tết Tân Sửu, linh vật là chú trâu quen thuộc, gắn liền với mọi miền quê của Việt Nam. Những nghệ nhân trồng quất cảnh đã sáng tạo, đặt những chú trâu vàng, trâu đen từ làng gốm Bát Tràng rồi khéo léo đưa cây quất trĩu quả lên lưng mỗi chú trâu. Chia sẻ với chúng tôi, nghệ nhân trồng quất cảnh Thế Mạnh nói: "Nhiều năm trước khi phong trào đưa quất cảnh lên bình gốm, sứ nở rộ cũng là thời điểm cây quất Tứ Liên mang lại giá trị cao nhất, năm nay linh vật là chú trâu nên gia đình tôi cũng như nhiều nhà vườn khác đã đưa những gốc quất lên lưng trâu để phục vụ người dân".

Với người trồng đào, chỉ cần thời tiết sát Tết thay đổi thất thường sẽ khiến đào nở bung, hoặc chưa kịp nở đúng dịp. Thực tế nhiều năm cho thấy, đã không ít nông dân Nhật Tân rơi vào cảnh "hoa cười người khóc" khi mới ngoài 20 Tết những cành đào đã nở rộ, rớt giá. Thậm chí nhiều gia đình đã buộc phải cắt bỏ chính những thành quả của mình suốt một năm dài chăm sóc.

Nông dân trồng đào, quất “chạy nước rút” đón Tết cổ truyền - Ảnh 5.

Một sản phẩm của gia đình nghệ nhân quất cảnh Thế Mạnh.

Ông Đỗ Văn Long chia sẻ: "Các hộ gia đình trồng đào dù kinh nghiệm có dày dặn đến đâu, điều tiết nước, phân bón tốt như thế nào đi nữa thì yếu tố thời tiết vẫn là "át chủ bài" để một mùa đào thành/bại. Có những năm thời tiết quá lạnh, đào không kịp bung nụ lại có những năm thời tiết nắng nóng nhiều khiến hoa bung nở dù Tết chưa đến, nên đôi khi nông dân trồng đào chỉ biết cầu trời để vụ mùa năm nay được thuận lợi".

Đối với đào thế dù đã đánh chuyển lên chậu hay vẫn để dưới vườn sẽ thuận tiện hơn cho người nông dân bởi có thể điều tiết, có cách chăm sóc đặc biệt khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đơn cử như nếu thời tiết quá nóng, nông dân sẽ phủ kín nilon tránh rét cho cây đào, nếu thời tiết quá lạnh, những chiếc bóng đèn điện công suất lớn được thắp xuyên ngày đêm, đó là cách người nông dân Nhật Tân vẫn thường làm trong những năm gần đây.

Đặc biệt, với loại đào Thất thốn như nghệ nhân Lê Hàm vẫn thường làm là xây nhà tôn, lắp điều hòa 2 chiều với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng để những gốc đào bung nụ, nở hoa đúng dịp Tết. Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên là thời tiết thuận lợi vẫn là niềm khát khao của hàng trăm hộ dân trồng đào tại Nhật Tân, bởi sau 1 năm dài đằng đẵng chăm sóc cây đào luôn mong muốn đào bung nụ, nở hoa đúng dịp mang lại giá trị kinh tế tốt để nghề trồng đào sẽ được lưu giữ mãi mãi.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 11 phút trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 20 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 42 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 1 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 3 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top