Nông sản giá rẻ ở Việt Nam được nước bạn ‘cải biến’ thành đặc sản: Giá ‘tăng chóng mặt’, 28 triệu đồng/kg vẫn đầy người mua
Cùng là một loại nông sản nhưng qua cách “chế biến” độc đáo, nó đã có thể bán với giá lên tới 28 triệu đồng/kg.

Loại cà phê “độc lạ” với giá lên tới 28 triệu đồng/kg
Đảo Bali nổi tiếng của Indonesia sở hữu hạt cà phê được mệnh danh là một trong những loại cà phê ngon và đắt nhất thế giới. Nó có tên là Kopi Luwak hoặc cà phê Kopi Luwak.
Điều đáng nói, thay vì thu hoạch và chế biến như các loại phổ thông bình thường, Kopi Luwak được tạo ra từ “chất thải” của cầy vòi hương - một loại động vật có vú với ngoại hình trông giống lai giữa mèo và gấu trúc.
Các du khách đến thăm quan Bali đều cho biết, đặc sản địa phương được mọi người nhắc đến nhiều nhất chính là Kopi Luwak và nó có giá khoảng 300-1200 USD/kg (khoảng 7-28 triệu đồng/kg) - một trong những loại cà phê đắt đỏ nhất hành tinh.

Ni Ketut Budiani, người làm việc tại một đồn điền cà phê chuyên sản xuất Luwak tại địa phương từng chia sẻ về quá trình sản xuất loại cà phê độc đáo này. Cô cho biết, vào ban đêm, cầy vòi hương sẽ ăn những quả cà phê trên cây, tiêu hóa và thải ra ngoài. Người dân sẽ thu thập chúng, rửa sạch trong nước nóng và đun sôi trong một khoảng thời gian nhất định.
Những “hạt” chín sẽ được phơi khô, điều kiện tốt nhất là đặt dưới ánh nắng mặt trời. Khi bắt đầu khô lại, lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ tách ra và lộ ra hạt bên trong. Budiani cho biết công đoạn tiếp là làm sạch hạt bằng nước nóng một lần nữa, kết thúc bằng quy trình sấy khô và rang.
Được biết, các enzyme tiêu hóa của động vật sẽ làm giảm độ chua của cà phê, giúp cà phê mịn hơn, uống “êm” hơn cùng hương vị độc đáo.
Lịch sử hạt cà phê Kopi Luwak
Theo thông tin trên trang web Lifestyle Asia, bắt nguồn từ đầu thế kỷ 18, người dân Indonesia khi đang nghĩ cách để tìm và phát triển giống cà phê của riêng mình, họ nhanh chóng nhận thấy cầy hương (luwak) đã ăn quả cà phê và “cho ra” những hạt cà phê “khó tiêu”.
Họ cảm nhận những hạt này không có vấn đề nên bắt đầu thu thập chúng, làm sạch, rang và xay. Kết quả, người dân địa phương đã tạo ra một loại đặc sản thơm, độc đáo và được mọi người ưa chuộng trên diện rộng. Thậm chí, ở thời điểm đó, cà phê Kopi Luwak còn khó mua và đã có mức giá khá đắt.

Theo các nhà sản xuất cà phê tại Indonesia, họ cho rằng “phương pháp chế biến kiểu Kopi luwak” đã tạo ra loại cà phê có hương vị ngon nhất thế giới.
Trước đây, đa phần loại cà phê này được lấy từ cầy hương hoang dã, tuy nhiên dần dần, nhiều nơi đã có trang trại nuôi chuyên dụng để áp dụng phương thức này trên diện rộng và tăng sản lượng.
Tại sao hạt cà phê Kopi Luwak lại đắt đỏ như vậy?
Quy trình để thu hoạch, sản xuất và chế biến Kopi Luwak mất nhiều thời gian và công sức. Để đưa đến tay khách hàng nhưng gói cà phê chất lượng và đảm bảo, các đơn vị sản xuất đã phải dày công sơ chế để có được độ sạch sẽ tốt nhất.
Ngoài ra, cầy hương là loại động vật rất kén ăn và chúng sẽ chỉ ăn những quả cà phê chín mọng và ngon nhất. Chính bởi vậy, “thành phẩm” cho ra cũng có chất lượng tốt không kém.
Chưa hết, các enzyme có trong bụng của động vật sẽ tác động và làm thay đổi cấu trúc protein có trong hạt cà phê, giúp loại bỏ một số axit không cần thiết - đây là công đoạn đặc biệt có trong quy trình sản xuất loại cà phê này. Thậm chí quá trình tiêu hóa “đặc biệt” còn giúp loại bỏ các phần vỏ thừa và đem đến những thành phẩm tốt nhất.
Đặc biệt, theo tờ Times Now News, Kopi Luwak có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được cho là “thân thiện” với dạ dày và người bị đau đầu cũng có thể uống được. Thậm chí, uống Kopi Luwak còn có thể cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giải độc cơ thể.
Tổng hợp

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Thông báo kết luận Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn thực phẩm; không khởi tố vụ án hình sự Vi phạm an toàn thực phẩm.

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Người dùng đang sở hữu thẻ từ ATM cần thực hiện ngay biện pháp này để giao dịch không bị gián đoạn.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Loại quả giá rẻ tại Việt Nam, sang Nhật nửa triệu đồng/kg: Hóa ra là "kho" dược liệu quý
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcĐây là loại quả đang vào mùa ở Việt Nam, có giá chỉ từ 11.000 -18.000đ/kg. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả được bán với giá đắt đỏ.

Cận cảnh mỹ phẩm, kính mắt, đồng hồ giả, vi phạm sở hữu trí tuệ y như hàng chính hãng
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Phòng trưng bày giúp người dân “Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, kéo dài từ hôm nay (26/6) đến hết ngày 3/7/2025.

Vụ 'hô biến' dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người: Người tiêu dùng cẩn trọng có thật sự được an toàn?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Trong bối cảnh người tiêu dùng mua hàng hóa được bày bán ở những địa điểm lớn, uy tín vẫn không tránh khỏi nguy cơ hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì có lẽ, người mua không thể chỉ trông chờ vào uy tín của thương hiệu, nơi bán, mà cần chủ động trang bị kiến thức về hàng hóa.

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an 4 vụ việc về vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo gia công La Phù
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 22/6, Chi cục QLTT TP Hà Nội cho biết, 4 vụ việc liên quan đến hàng hóa tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) được chuyển đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định trong giai đoạn từ năm 2023 đến hết ngày 15/6/2025.