Đau tức vùng hạ sườn trái, người phụ nữ 53 tuổi đi khám bất ngờ phát hiện u nang lách 'khủng'
GĐXH - Sau khi hội chẩn và đánh giá tình trạng bệnh, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt toàn bộ lách để loại bỏ khối nang.
Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Xuyên Á Vĩnh Long cho biết đã phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân P.T.C. (53 tuổi, Thái Bình) với chẩn đoán đa nang lách to. Bệnh nhân nhập viện do đau bụng kéo dài.
Một năm trước, chị C. cảm thấy đau tức vùng hạ sườn trái kéo dài, thường xuyên đầy hơi, khó chịu vùng bụng. Chị đi khám ở một bệnh viện địa phương thì được phát hiện có một nang lách và được tư vấn phẫu thuật, tuy nhiên chị chưa đồng ý can thiệp.
Thời gian gần đây, triệu chứng đau bụng xuất hiện thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của chị, vì vậy chị đã quyết định đến viện để thăm khám.

Hình ảnh chụp CTscan vùng bụng, kết quả cho thấy lách to bất thường. Ảnh: BVCC
Tại phòng khám Ngoại Tổng quát, người bệnh đã được chỉ định chụp CTscan vùng bụng. Kết quả cho thấy lách to bất thường, chiếm gần hết vùng bụng trái, kèm theo nhiều nang lớn.
Sau khi hội chẩn và đánh giá tình trạng bệnh, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt toàn bộ lách để loại bỏ khối nang. Do lách của bệnh nhân có kích thước quá lớn, bác sĩ chọn phương pháp mổ hở với đường rạch khoảng 15cm, lấy trọn khối lách nặng 1.300gram, tức là to gấp 40 lần so với lách bình thường (chỉ nặng khoảng 32gram).
Chỉ một ngày sau ca phẫu thuật, sức khoẻ bệnh nhân đã hồi phục rất tốt, không còn tình trạng đau tức hạ sườn hay đầy hơi, khó chịu vùng bụng như trước. Bệnh nhân cũng đã có thể tự vận động, ăn uống bình thường.

Hình ảnh khối u nang lách nặng 1300 gram được lấy ra khỏi người bệnh nhân. Ảnh: BVCC
U nang lách có phòng ngừa được không?
U nang lách là một tổn thương của lách hiếm gặp, chỉ có khoảng 0,5% – 2% dân số mắc phải. Nguyên nhân hình thành u nang lách có thể do:
Nhiễm ký sinh trùng: Chủ yếu do sán dây nhỏ từ động vật như chó, mèo, động vật gặm nhấm.
Không do ký sinh trùng: Gồm nang bẩm sinh, nang bạch mạch hoặc do bất thường mạch máu.
Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên:
- Giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm ký sinh trùng.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường.


Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.