Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ nhà báo điều tra: Giữ “thẳng” ngòi bút là áp lực lớn nhất

Thứ ba, 13:00 20/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Báo chí điều tra là thể loại báo chí “khó nhằn” nhất trong tất cả các loại hình báo chí khác nhau, thậm chí nó được xem là loại công việc không dành cho nữ giới. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhà báo nữ lại nổi tiếng nhờ lĩnh vực này, không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi khá thú vị với TS Phạm Thị Mỵ, Chủ tịch CLB Nhà báo nữ Việt Nam.

Các nữ nhà báo tác nghiệp tại Đảo Nam Yết, Trường Sa. Ảnh nhân vật cung cấp
Các nữ nhà báo tác nghiệp tại Đảo Nam Yết, Trường Sa. Ảnh nhân vật cung cấp

Điều tra được coi là thể loại khó, nguy hiểm và nhiều áp lực, ngay cả nhà báo nam cũng phải e ngại.Vậy nhưng, thực tế vẫn có những nữ nhà báo theo đuổi công việc này. Theo bà, khi nhà báo nữ dấn thân vào thể loại báo chí điều tra, họ thường phải đối mặt với những áp lực khó khăn gì?

- Theo tôi, có một thứ áp lực mà phụ nữ ở bất cứ ngành nghề nào đều gặp phải, đó là áp lực về chức phận. Phụ nữ Á Đông nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng, họ phải đảm nhiệm một lúc quá nhiều chức phận. Họ không chỉ có chức phận nghề nghiệp mà còn mang trên vai chức phận “giữ lửa” cho tổ ấm gia đình. Bởi một lúc phải mang hai gánh nặng nên dù làm ở bất cứ ngành nghề nào, phụ nữ cũng đều phải “cố”, không cố thì không thể hoàn thành được. Một người phụ nữ làm nghề bình thường khác họ phải cố một thì phụ nữ làm báo họ phải cố 10. Bởi nghề báo là nghề phụng sự cho xã hội, là “làm dâu trăm họ” nên gánh nặng của áp lực đối với phụ nữ vì thế là rất lớn. Với nhà báo nữ làm điều tra thì áp lực đó còn lớn hơn bội phần. Đó là áp lực về thời gian, về sự nguy hiểm, về những cám dỗ, cạnh tranh thông tin…

Tuy nhiên khi làm điều tra, không ít nữ nhà báo đã biến điểm yếu thành thế mạnh của mình. Ví dụ, việc tiếp cận đối tượng điều tra chẳng hạn, điều tưởng như là khó đối với nhà báo nữ thì họ lại biến cái khó này thành thế mạnh của mình. Trong khi nam giới có thể tiếp cận thẳng đối tượng thì nữ giới, do là “phái yếu” dễ bị đối tượng bắt nạt nên họ buộc phải tiến hành việc này bằng nhiều con đường khác nhau: Có thể đóng vai, có thể nhờ người thứ 3 đi cùng… Chính bằng những con đường này, việc không để lộ thân phận trong quá trình đi điều tra đã giúp cho các nữ nhà báo tiến nhanh hơn nam giới trên con đường đi tìm ra sự thật. Thế yếu biến thành thế mạnh là như vậy.

Nhờ biết biến điểm yếu thành thế mạnh mà có nhiều nhà báo nữ lại thành công khi thực hiện các bài báo điều tra, thưa bà?

- Đúng vậy. Khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng, điều tưởng như là áp lực đối với phụ nữ thì nó lại trở thành thế mạnh của họ. Ví dụ như, khi phải tiếp cận với đối tượng côn đồ hung hãn thì phụ nữ không bao giờ đi một mình. Các nữ nhà báo thường nhờ công an, dân quân địa phương đi cùng. Hoặc khi điều tra ma túy ở vũ trường hay vào những nơi tệ nạn mại dâm, buôn người… chẳng hạn, các nữ nhà báo lại có khả năng đóng vai để nhập cuộc.

Đương nhiên xác suất về sự nguy hiểm là rất lớn trong việc tiếp cận những đối tượng điều tra trong những trường hợp trên. Khó khăn và áp lực, nguy hiểm và không an toàn nhưng thực tế đã có không ít nhà báo nữ vì lý tưởng, vì “sinh nghề tử nghiệp” mà họ đã bất chấp dấn thân để viết được những bài báo trung thực, quyết lôi sự thật ra ánh sáng.

TS Phạm Thị Mỵ, Chủ tịch CLB Nhà báo nữ Việt Nam.
TS Phạm Thị Mỵ, Chủ tịch CLB Nhà báo nữ Việt Nam.

Mặc dù báo chí điều tra được cho là không dành cho nữ giới nhưng trên thực tế không ít nhà báo nữ đã bất chấp nguy hiểm để có những thước phim chiến trường, những loạt bài điều tra gây chấn động trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam thậm chí tên tuổi những nữ nhà báo điều tra, nhất là điều tra chống tiêu cực còn “nổi” hơn cả nam giới. Vì sao vậy, thưa bà?

- Việc điều tra chống tiêu cực bây giờ khác xưa rất nhiều, vì thời nay con người có thể dễ dàng tạo ra những vỏ bọc ghê gớm. Vì dễ dàng tạo nhiều vỏ bọc nên nhà báo vì thế cũng sẽ dễ bị sa ngã, dễ biến thành con người khác, dễ bẻ cong ngòi bút làm sai lệch sự thật… Trong khi người làm báo thường nghèo, trong khi nhu cầu xã hội mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân… thì việc giữ thẳng được ngòi bút trong bạt ngàn những điều kiện trên chính là áp lực lớn nhất, nặng nề nhất của người làm báo trong mảng bài điều tra.

Trong rất nhiều năm qua, nữ nhà báo không hù dọa để “đánh” chỗ này chỗ kia. Nhà báo nữ cũng không tham gia những việc như “đánh hội đồng”. Họ là người dám đứng lên bảo vệ chính nghĩa, bài viết của họ mang tính nhân văn. Họ có trách nhiệm với xã hội. Họ cũng khao khát làm cho xã hội này tốt đẹp hơn…

Cách tiếp cận vấn đề của mỗi nhà báo bây giờ khác, không súng đạn, không gươm đao. Áp lực nặng nề nhất của nhà báo trong lĩnh vực điều tra vì thế không phải là sự nguy hiểm như 10 năm trước đây nữa. Mà áp lực của những nhà báo điều tra hiện nay chính là giữ thẳng ngòi bút của mình trước những cám dỗ của xã hội.

Hiện nay, có không ít người đã bỏ nghề báo mặc dù họ đã từng tâm huyết và yêu nghề tha thiết, theo bà vì sao? Để theo đuổi được nghề báo đến trọn đời, theo bà cần phải có những tố chất gì?

- Nguyên nhân thì có rất nhiều. Có thể nghề không đủ sống, có thể thấy nản vì quá nhiều áp lực, có thể vì làm mãi mà chán, cũng có thể vì đi nhiều, biết nhiều quá cũng chán…

Theo tôi, người làm điều tra phải có lý tưởng phụng sự xã hội rất lớn mới có thể theo đuổi với nghề của mình đến trọn đời. Nhà báo bản chất là nghèo và mình phải chấp nhận điều đó. Nhà lầu, xe hơi là thứ không tác động được tới họ. Để theo đuổi được nghiệp báo đến cùng thì nhà báo không được phép so đo. Phải chấp nhận cái nghèo và không so bì. Nghề báo không phải là nghề để trang trí. Có những người cảm thấy nản mà bỏ cuộc nửa chừng là bởi họ không đủ bản lĩnh và không có lý tưởng với nghề của mình. Muốn xã hội tốt đẹp không phải một sớm, một chiều mà làm được, đó là cuộc chiến đấu cả đời. Nói cách khác, một người đi hết cả cuộc đời với nghề báo, người đó buộc phải hy sinh nhiều thứ. Có một thực tế, nữ làm báo có tỉ lệ ly hôn cao. Ly hôn vì không ông chồng nào chịu được thời gian làm việc thất thường của họ. Làm điều tra thì không kể đêm hôm, ngày nghỉ. Lúc nào có thể tiếp cận được đối tượng là đi, nếu không đi sẽ bỏ lỡ cơ hội dẫn đến công việc không thể hoàn thành. Ngay cả hạnh phúc gia đình bị sứt mẻ, họ cũng phải chấp nhận là vì vậy.

Đây là một nghề thực sự nghiệt ngã không phải ai cũng đủ bản lĩnh, đủ trái tim yêu cuộc đời tha thiết đến mức dám chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho lý tưởng. Không những vậy, có những khi việc làm tốt đẹp của mình còn bị hạch sách đủ đường. Mình đi điều tra để tìm ra sự thật nhưng đôi khi cũng bị cơ quan điều tra “gọi” lên để làm việc. Mình có ý tốt nhưng khi người ta chưa hiểu, khi trắng đen chưa mười mươi, khi chân lý chưa lộ diện thì vẫn bị nghi ngờ. Người làm báo điều tra vì thế nếu không đủ bản lĩnh sẽ rất dễ chán nản mà bỏ cuộc nửa chừng.

Có khi mình làm điều tra gần đến nơi thì có một thế lực khác lại phủ lên đó một tấm bạt. Những khó khăn trở ngại đó mình phải tự vượt qua. Phải xác định được rằng, đó là cuộc sống tồn tại xung quanh ta, ta phải sống với nó. Vì thế, tôi từng nói với nhiều đồng nghiệp, những người mà hào hứng quá lại dễ chán. Sự hào hứng của tuổi trẻ là rất cần nhưng với người làm điều tra, sự bản lĩnh nghề nghiệp lại cần thiết hơn. Có bản lĩnh là mình biết chấp nhận. Có bản lĩnh, mình có thể phân tích đến tận cùng vấn đề vì sao, vì sao và vì sao... nhưng mình vẫn chấp nhận.

Xin cảm ơn TS!

Là người đứng đầu CLB Nhà báo nữ Việt Nam, hiện nay những tên tuổi nhà báo nữ điều tra nào mà bà thấy ấn tượng nhất?

- Những tên tuổi đáng kể trong lĩnh vực điều tra chống tiêu cực hiện nay thì nhiều lắm như: Hồng Liên, Thu Hằng… Báo Phụ nữ Thủ đô và Kim Ngân, Nguyễn Ngân, Liên Liên… ở Đài Truyền hình Việt Nam. Rồi những phóng viên nữ ở Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Lao động xã hội… Tất nhiên, cá nhân tôi lại ấn tượng với một số nhà báo nữ đi làm từ thiện. Họ nổi tiếng vì làm từ thiện, vì lòng trắc ẩn. Hay ở chỗ là, khi đi thực tế chứng kiến những mảnh đời khốn khó trên đường, lòng trắc ẩn đã kéo những nữ nhà báo này bằng những đồng nhuận bút của mình, rồi vận động, quyên góp và họ đã quay trở lại làm từ thiện cho những con người đó, cho vùng đất đó để nâng đời sống của những con người khốn khó, những mảnh đời bất hạnh ở những nơi đó trở nên đáng sống hơn, bớt cơ cực hơn.

Ngân Khánh (Thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 8 phút trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 42 phút trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Giáo dục - 47 phút trước

Năm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 11 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 12 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 14 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 15 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 15 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

Top