Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước mắt người nông dân

Thứ sáu, 18:53 26/09/2008 | Bốn phương

Giadinh.net - Độ an toàn của hàng hóa Trung Quốc lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi người ta phát hiện hàng loạt sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em ở nước này bị nhiễm melamine, một loại hóa chất vốn chỉ dùng cho việc sản xuất chất dẻo và phân bón.

> Động vật cũng là nạn nhân của sữa gây sỏi thận
> Gần 53.000 trẻ em Trung Quốc nhập viện do sữa nhiễm độc

“Sữa bẩn” khiến hàng chục ngàn đứa trẻ phải nhập viện với những quả thận đầy sỏi. “Sữa bẩn” cũng cắt đứt nguồn thu nhập chính của nông dân nuôi bò sữa Trung Quốc, những con người được xem là không may “gặp hạn” trong vụ bê bối này.

Vạch mặt chỉ tên

Ngay khi vụ bê bối nổ ra, người ta đã truy tìm những kẻ có trách nhiệm. Tập đoàn Tam Lộc, nơi vụ bê bối phát sinh, ban đầu cho rằng sữa của họ bị làm giả. Sau đó họ chỉ tay sang những nông dân nuôi bò sữa. Nhưng người đứng đầu Tổng cục Giám sát, Quản lý và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) khi đó, ông Lý Trường Giang, đã bác bỏ khả năng này.

Mở rộng điều tra, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục người, gồm người hành nghề thu gom sữa, bán “sữa bẩn” và bán hóa chất melamine. Trong số này, đáng chú ý là hai anh em nhà họ Canh, sống tại huyện Chính Định, thành phố Thạch Gia Trang. Nhà chức trách cho biết từ tháng 5/2004, hai anh em này mở một điểm thu gom sữa bò để bán cho Tập đoàn Tam Lộc.

Cuối năm 2007, sữa bò của họ nhiều lần bị nhà máy chế biến của Tam Lộc từ chối mua vì không đảm bảo chất lượng, phải đổ bỏ nhiều xe chứa sữa. Cay cú, anh em nhà Canh bắt đầu tìm cách để can thiệp vào chất lượng sữa.

Có người khuyên họ nên cho nguyên liệu công nghiệp melamine vào để tăng hàm lượng protein. Nghe lời, hai anh em tìm tới một cửa hàng hóa chất mua một bao 20 kg melamine về pha vào xe chứa sữa đem bán. Sau thành công ban đầu, anh em nhà Canh liên tục thực hiện mánh cũ. Bình quân mỗi ngày chúng bán khoảng 3 tấn sữa có chứa chất độc hại melamine cho Tam Lộc.

Sau này khi bị bắt, hai anh em khai rằng có biết melamine không được sử dụng trong thực phẩm nhưng vẫn cố tình pha vào để bán sữa. Ngoài anh em nhà Canh, một người họ Mã và một người họ Triệu cũng bị bắt vì tội pha melamine vào sữa.

Bản thân Tam Lộc cũng không phải vô tội. Được biết từ tháng 12/2007, Tam Lộc đã nhận được nhiều đơn khiếu nại từ người tiêu dùng về tình trạng trẻ em mắc bệnh do dùng sữa bột của hãng.

Người nông dân gạt nước mắt vì sữa bị đổ bỏ do không có người mua.

Tại sao là melamine?

Melamine là một loại hóa chất màu trắng, không mùi, không vị, vốn chỉ được dùng để sản xuất chất dẻo, phân bón và các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh. Chất này có hàm lượng nitơ cao và đã được những kẻ xấu ở Trung Quốc thêm vào sữa nhằm tăng ảo lượng đạm của những loại sữa kém chất lượng, bởi các cuộc kiểm tra lượng đạm đều dựa vào việc đo đếm thành phần nitơ trong sữa.

Cho tới nay, chưa có ai nghiên cứu các tác động của melamine lên sức khỏe con người bởi chất này không được dùng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá melamine có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người ta liên tục sử dụng chúng trong một thời gian dài.

“Chúng ta biết rằng melamine gây sỏi thận và hàng loạt vấn đề khác ở thận. Nhưng chúng ta không biết rằng liệu chúng còn gây nên những tác hại nào khác trong thực phẩm hay không. Melamine là thứ không thể thêm vào thực phẩm” - bác sĩ Peter Vũ, giáo sư về công nghệ hóa sinh ở Đại học Kỹ thuật Hồng Kông, cho biết.

Một số ý kiến cho rằng trong khi sỏi thận có thể lấy đi dễ dàng, melamine sẽ gây ra nhiều tác hại khác nếu chúng kết tinh và gây tắc các ống nhỏ trong thận, vốn được cơ thể sử dụng để lọc máu.

Tháng 6 năm nay, khi kiểm tra, Tam Lộc phát hiện sữa của họ nhiễm melamine. Nhưng hãng chỉ lặng lẽ thu hồi sản phẩm và không báo cáo sự việc với nhà chức trách. Tới tận tháng 2/2008, Tam Lộc mới thông báo với chính quyền thành phố Thạch Gia Trang tại tỉnh Hà Bắc (nơi đặt trụ sở của tập đoàn) rằng sữa bột của họ chứa chất độc.

Tại một cuộc họp hội đồng quản trị của Tam Lộc, đại diện của tập đoàn sữa Fonterra tại New Zealand - cổ đông lớn nhất của Tam Lộc - đã yêu cầu thu hồi toàn bộ các sản phẩm sữa bột sau khi nhận được các lá đơn khiếu nại về chất lượng. 4 ngày sau, Tam Lộc tiếp tục lặng lẽ thu hồi sữa trong bí mật.

Ngày 5/9, Fonterra thông báo với bà Helen Clark, Thủ tướng New Zealand, rằng sữa bột Tam Lộc chứa hóa chất gây sỏi thận. Bà Clark thông báo lại với chính quyền địa phương, nhưng khi thấy có dấu hiệu che giấu thông tin, bà đã báo thẳng lên chính quyền trung ương sau đó ba ngày. Chỉ tới lúc này, giới chức Thạch Gia Trang mới báo cáo vụ việc với chính quyền tỉnh Hà Bắc và chính quyền tỉnh thông báo lên chính phủ.

Hậu quả của việc che giấu thông tin là Trương Phát Vương, phó Thị trưởng phụ trách sản xuất nông nghiệp Thạch Gia Trang và Tôn Nhậm Hồ, phụ trách chăn nuôi của thành phố đã bị sa thải.

Giám đốc Cục quản lý Dược Thực phẩm Thạch Gia Trang, ông Trương Nghị và Cục trưởng Cục Thanh tra Công nghệ & Chất lượng thành phố cũng bị bãi nhiệm vì không giám sát các nhà cung cấp sữa. Ông Lý Trường Giang, lãnh đạo AQSIQ, cũng phải từ chức và trở thành quan chức cao cấp nhất mất ghế vì sữa nhiễm bẩn.

Nạn nhân trực tiếp

Tin tức về sữa nhiễm melamine lan ra ngoài thế giới đã lập tức hình thành một làn sóng sợ hãi hàng Trung Quốc. Hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan đã cấm nhập sữa từ Trung Quốc cùng nhiều sản phẩm liên quan tới sữa như bánh kẹo, sữa chua... Liên minh châu Âu và Mỹ cũng thể hiện các biện pháp đề phòng dù những nước này chưa từng nhập sữa từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin này, ngành công nghiệp sữa Trung Quốc đã lâm vào cảnh lao đao và nông dân chăn nuôi bò trở thành những người chịu thiệt hại nặng nề. Theo báo chí Trung Quốc, hàng loạt nông dân nuôi bò sữa ở các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông... đã rơi vào cảnh khó khăn. “Chính nông dân chúng tôi đã giúp Tam Lộc trở thành một tập đoàn lớn. Nhưng giờ đây, nếu Tam Lộc sụp đổ, ai sẽ giúp chúng tôi” – người nông dân có tên Vương nói với AP.

Chỉ tính riêng tại Hà Bắc, kể từ khi Tập đoàn sữa Tam Lộc tạm ngưng sản xuất từ ngày 14/9 đến nay, hơn 370 trạm thu mua sữa tươi phải đóng cửa, bình quân mỗi hộ nông dân nuôi bò thiệt hại gần 350 NDT (khoảng 700.000 đồng) cho chi phí nuôi đàn bò.

Những ngày này, anh Dương Liên Anh, chủ một trại nuôi bò ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đang phải đổ đi hàng trăm lít sữa. “Không ai muốn dùng sữa của chúng tôi” – Dương nói khi anh quét dọn chỗ sữa vừa bị đổ đi. Để bò có sữa, người nông dân phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ và vụ bê bối sữa nhiễm bẩn đang vét sạch từng đồng cuối cùng của họ. 

Với hy vọng duy trì đàn bò, nhiều nông dân đã nghĩ tới việc bán sữa tươi cho dân làng sống gần trang trại của họ với giá rẻ mạt. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công. Suốt 5 ngày qua, anh nông dân Trương Ý Sách chưa bán được chút sữa nào, dù phải tốn khoản tiền tương đương nửa triệu đồng một ngày để nuôi 12 con bò. “Tôi đang cân nhắc việc bán bò. Tôi không thể chịu nổi nữa. Ai có thể biết chuyện này sẽ kéo dài bao lâu?”.

Còn với bà Lý Chi Đông, cách tốt nhất lúc này là giảm tiền đầu tư vào bò. Sau vụ bê bối, thu nhập của bà Lý giảm mất 330 NDT/ngày. Bà phải mang sữa cho người thân trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, nhưng vẫn thừa tới cả trăm lít. “Một số hàng xóm xin sữa về cho lợn ăn. Chỗ còn lại tôi đổ xuống cống. Toàn sữa tốt cả, thật phí phạm” – bà Lý kể. Mấy ngày qua, bà đã ngừng cho bò ăn thức ăn tổng hợp giàu chất và thay vào đó là cỏ khô. Giờ những con bò đã cho ít sữa hơn nhiều. Nhưng đây là hướng đi mạo hiểm. Nếu chẳng may bò mất sữa do ăn uống kham khổ, phải mất 10 tháng bồi bổ để chúng có sữa trở lại. 

Nhằm giảm bớt khó khăn cho nông dân, chính quyền nhiều tỉnh của Trung Quốc đã cân nhắc những khoản hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Trung Quốc phải xây dựng trở lại lòng tin với người sử dụng để cứu vãn ngành công nghiệp sữa trong nước và qua đó giúp đỡ một cách hiệu quả người nông dân.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Nên nuôi con bằng sữa mẹ

Sáng 26/9, tại Hà Nội Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp báo về sữa nhiễm độc melamine ở Trung Quốc. Tiến sĩ Jean Marc Olivé - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, nếu một lượng ít melamine vào cơ thể không gây hại nhưng điều nguy hiểm là khi trẻ em  dùng các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, sẽ phải dùng sữa thường xuyên, với số lượng lớn, trong thời gian dài.

Đặc biệt, đối với những trẻ dưới 2 tuổi, chưa ăn được các thực phẩm bổ sung thô như thịt, rau, hải sản thì sữa là thực phẩm không thể thay thế. Lượng melamine nhiều trong cơ thể sẽ làm vôi hóa đường tiết niệu. Trên thực tế, trong số gần 54 nghìn trẻ em Trung Quốc bị nhiễm melamine, phần lớn là trẻ em dưới 2 tuổi.

WHO khuyến cáo, nên nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi trẻ 2 tuổi. Hiện nay, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam rất thấp, chỉ có 17% số trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, chỉ có 58% số bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, 80% số trẻ em Việt Nam được cho thức ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi.   

Hạnh Quỳnh

Hương Giang

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi mò ốc dưới suối phát hiện cây gỗ dài 20m tỏa mùi thơm lạ, ước tính gần 400 tỷ đồng

Đi mò ốc dưới suối phát hiện cây gỗ dài 20m tỏa mùi thơm lạ, ước tính gần 400 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 38 phút trước

Cây gỗ này dù bị ngâm trong nước vẫn tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Phát hiện nhà hàng xóm có tiếng động lạ vào ban đêm, người phụ nữ lập tức báo cảnh sát: Ngỡ ngàng khi biết sự thật đằng sau

Phát hiện nhà hàng xóm có tiếng động lạ vào ban đêm, người phụ nữ lập tức báo cảnh sát: Ngỡ ngàng khi biết sự thật đằng sau

Tiêu điểm - 5 giờ trước

Cho đến khi biết được nguồn gốc của âm thanh này, người phụ nữ phải rối rít xin lỗi và thông cảm cho trường hợp này.

2 người đàn ông mua 30kg vàng miếng, về nhà phát hiện trong hộp lại là 25kg đá: Cảnh sát ập vào một kho hàng, 2 đối tượng bị bắt giữ

2 người đàn ông mua 30kg vàng miếng, về nhà phát hiện trong hộp lại là 25kg đá: Cảnh sát ập vào một kho hàng, 2 đối tượng bị bắt giữ

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Năm 2017, Cục Công an Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) nhận được tin trình báo về 2 người đàn ông mua vàng "hoá đá". Theo giá thị trường lúc đó, 25kg vàng bị mất trị giá 6,9 triệu NDT (24 tỷ đồng).

Đi tắm sông với bố, bé trai 6 tuổi bị cuốn chân vào hang động lạ: Cổ vật 2.500 năm được tìm thấy, chính quyền cấm túc cả gia đình

Đi tắm sông với bố, bé trai 6 tuổi bị cuốn chân vào hang động lạ: Cổ vật 2.500 năm được tìm thấy, chính quyền cấm túc cả gia đình

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Biết được ý định của bố mẹ bé trai, chính quyền lập tức vào cuộc, canh chừng ngôi nhà 24/24h, không cho phép ai ra vào.

Hàng trăm chú chim cánh cụt nhảy từ vách băng cao 15m, cảnh tượng chưa từng có được ghi lại khiến nhiều người đau lòng

Hàng trăm chú chim cánh cụt nhảy từ vách băng cao 15m, cảnh tượng chưa từng có được ghi lại khiến nhiều người đau lòng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trên đỉnh của một khối băng tại Nam Cực, hàng trăm chú chim cánh cụt hoàng đế chen chúc và thay nhau nhảy xuống phía dưới.

Thấy ông cụ ăn mặc giản dị bước vào, nhân viên cửa hàng không thèm tiếp, lúc sau tiếc thì cũng đã muộn

Thấy ông cụ ăn mặc giản dị bước vào, nhân viên cửa hàng không thèm tiếp, lúc sau tiếc thì cũng đã muộn

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Câu nói "Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong" quả là vô cùng chính xác trong trường hợp này.

Tắt nhầm động cơ, phi công lái máy bay đâm sầm xuống cầu cao tốc khiến 48 hành khách thiệt mạng tại chỗ

Tắt nhầm động cơ, phi công lái máy bay đâm sầm xuống cầu cao tốc khiến 48 hành khách thiệt mạng tại chỗ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sai lầm của phi công đã gây ra vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng chỉ vài phút sau khi chiếc máy bay TransAsia Airways cất cánh vào ngày 04/02/2005.

Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc: 'Thợ săn' vào cuộc lần ra kho báu trị giá 100.000 tỷ thất lạc?

Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc: 'Thợ săn' vào cuộc lần ra kho báu trị giá 100.000 tỷ thất lạc?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Nhờ cơn mưa lớn, kho báu toàn vàng bạc này cuối cùng cũng được tìm thấy?

Top