Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước tiểu đỏ có phải do thuốc chống lao?

Chủ nhật, 08:00 30/12/2018 | Sống khỏe

Từ hôm uống thuốc chống lao, tôi thấy nước tiểu có hiện tượng màu đỏ làm cho tôi cảm thấy lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Tôi có phải dừng uống thuốc? Nguyễn Văn Son (Hòa Bình)

Nếu tự nhiên đi tiểu màu đỏ thì là tình trạng nguy hiểm bởi màu đỏ này là do có máu với số lượng lớn trong nước tiểu (đái máu đại thể). Các nguyên nhân chính gây hiện tượng này là do sỏi thận gây tổn thương đường niệu gây đái máu hoặc tình trạng viêm thận, ung thư thận cũng gây ra tiểu máu... Ở nam giới, đái máu còn gặp trong ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, các chấn thương ở hệ tiết niệu như đụng giập thận, đứt niệu quản... cũng gây đái máu.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn là từ khi uống thuốc chống lao mới có hiện tượng này, trong khi cơ thể vẫn bình thường, nguyên nhân gây nước tiểu có màu đỏ có thể do uống thuốc chống lao, mà thủ phạm chính là thuốc rifampicin. Đây là kháng sinh đặc trị lao. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này thường phải phối hợp với các thuốc điều trị lao khác như isoniazid, pyrazinamid, ethambutol, streptomycin để phòng trực khuẩn đột biến kháng thuốc. Vì vậy, rifampicin có mặt trong các công thức để điều trị lao.

Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong điều trị phong. Đối với nhóm phong ít vi khuẩn theo phác đồ kết hợp 3 thuốc, phải phối hợp rifampicin với thuốc điều trị phong dapson. Đối với nhóm phong nhiều vi khuẩn, theo phác đồ 3 thuốc phối hợp rifampicin với dapson và clofazimin nên những người điều trị phong mà có mặt của rifampicin cũng xảy ra hiện tượng này.

Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và thải trừ qua mật, phân, nước tiểu. Do thuốc có màu nâu đỏ nên không chỉ có nước tiểu mà phân, nước bọt, nước mắt, mồ hôi và các dịch khác của cơ thể sẽ có màu đỏ trong khi đang dùng thuốc. Đây là hiện tượng không nguy hiểm và sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Vì vậy, bạn cứ yên tâm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Ngoài nước tiểu đỏ, nếu thấy xuất hiện các bất thường nào khác, cần thông báo cho bác sĩ biết vì đó có thể là tác dụng bất lợi của thuốc, cần được xử lý kịp thời (khi cần thiết)...

Theo DS. Hoàng Thu Thủy/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 1 giờ trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Top