Nước tiểu màu xanh, bệnh gì?
Em bị đi tiểu đêm, tiểu ra màu xanh, đã bị một tháng. Em có uống thuốc viêm bàng quang mà không khỏi.

Em bị đi tiểu đêm, tiểu ra màu xanh, đã bị một tháng. Em có uống thuốc viêm bàng quang mà không khỏi. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì? Cách chữa trị thế nào?
Phạm Văn Hùng (phamhung@gmail.com)
Như chúng ta đã biết, nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng nhạt (gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước) cho đến màu cam hay vàng đậm (khi cơ thể đang thiếu nước). Sẽ có những lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Chẳng hạn như thuốc nhuận tràng có thể khiến màu nước tiểu sẫm màu hơn, ăn măng tây và ăn thực phẩm chứa phẩm màu có thể biến nước tiểu thành màu xanh dương hoặc xanh lục. Nước tiểu sủi bọt có thể là ăn quá nhiều protein... khi ta ngừng ăn các thực phẩm, thuốc đó nước tiểu sẽ bình thường trở lại. Tuy nhiên, một số bệnh lý làm thay đổi màu nước tiểu ta cần chú ý. Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do thận có vấn đề hoặc đang viêm nhiễm tiết niệu gây đái máu; Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà có thể là do bệnh ở gan... Những trường hợp thay đổi màu nước tiểu không bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe. Trường hợp của em nếu nước tiểu đổi màu kèm theo các dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, tiểu đêm, tiểu buốt... cần phải khám xét nghiệm nước tiểu để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị.
Theo BS. Vũ Hồng Ngọc/SK&ĐS

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 19 phút trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 21 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏeBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.