Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nuốt vướng, nuốt khó tưởng viêm họng sơ sơ, hóa ra mắc bệnh đáng sợ

Thứ sáu, 08:30 14/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không chỉ những người suy giảm miễn dịch mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng dễ mắc nấm thực quản. Điều đáng lo ngại, biểu hiện bệnh nghèo nàn mà phần lớn các trường hợp vào viện trong tình trạng bệnh đã nặng.


ảnh minh họa

ảnh minh họa

Đa phần người bệnh phát hiện khi đã nặng

Anh Nguyễn Thanh Mạnh (ở Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây mỗi khi ăn mặc dù anh nhai rất kỹ và nuốt từ từ nhưng vẫn có cảm giác nghẹn ở cổ. Không chỉ nuốt vướng mà còn đau. Ban đầu anh nghĩ mình bị viêm họng vì những ngày nắng nóng uống nhiều nước đá. Phần lại vì công việc bận nên anh càng chủ quan hơn. Một lần khạc ra máu, thấy vậy anh đi nội soi. Qua kiểm tra, bác sỹ cho biết anh bị nấm thực quản, việc chữa trị của anh sẽ phải kéo dài do tình trạng đã nặng.

BS Vũ Thị Vựng - Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa Gan mật cho biết, không chỉ là trường hợp như anh Mạnh mà rất nhiều người khi đến khám viêm thực quản do nấm hầu như chủ quan với những biểu hiện bệnh. Một số người có triệu chứng khá rõ như nuốt khó, nuốt đau nhưng cũng có trường hợp không có một biểu hiện gì rõ ràng.

Cũng bởi triệu chứng mơ hồ nên họ không biết điều trị và ngày càng gia tăng nấm. Số khác lại điều trị sai bệnh do nhầm lẫn với viêm họng. Khi đến viện nội soi đường tiêu hóa trên thì mới phát hiện ra viêm thực quản do nấm. Nhiều trường hợp vào đã ở trong giai đoạn nặng, điều trị khó khăn hơn.

Nấm thực quản do nhiều loại nấm gây lên, tuy nhiên phần lớn các ca bệnh đều phát hiện sự có mặt của một loại nấm có tên Candida, chủ yếu là nấm Candida albicans, các chủng khác có thể gặp. Những người bị suy giảm miễn dịch như HIV, đang điều trị ung thư, bị bệnh tiểu đường, suy thận mạn, phụ nữ có thai… dễ bị nấm thực quản. Tuy nhiên, người khỏe mạnh cũng có nguy cơ như những người ưa dùng đồ ngọt, nước uống có ga, nhất là những người hay uống rượu nhiều.

Theo BS Vũ Thị Vựng, nấm thực quản là bệnh lý có những biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ khiến người bệnh lầm với các bệnh lý tiêu hóa khác. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể chỉ thấy ngứa họng. Khi đã nhìn rõ mảng bám trong niêm mạc miệng là bệnh nấm thực quản đã ở giai đoạn nặng. Trong những trường hợp nặng này, người bệnh sẽ thấy khó nuốt, nuốt đau, đau ngực… nhất là khi ăn những thức ăn nóng, cay. Bệnh được chẩn đoán dựa vào nội soi đường tiêu hóa thấy những mảng trắng ở thực quản và sự hiện diện của nấm trên những mảng trắng này.

Nhiều người lo ngại nấm thực quản sẽ lây từ người này sang người khác. Về nguyên tắc, nấm thực quản không lây lan sang người khác nhưng trong bản thân của người bệnh có thể lây. Nấm thực quản trên miệng nếu không chữa trị tốt sẽ trào xuống thực quản, có nhiều trường hợp xuống cả dạ dày, trực tràng. Khi đã nấm cả đường tiêu hóa, điều trị là rất khó khăn, cần nhiều đợt dai dẳng. Bị nấm toàn thân tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị nấm thực quản

BS Vũ Thị Vựng cho biết, trước đây để điều trị nấm thực quản do Candida thường dùng Fluconazole- thuốc kháng nấm toàn thân liều cao ngày đầu tiên, theo sau liều 100-200mg/ngày và dùng từ 14-30 ngày cho đến khi hết nấm. Hạn chế của Fluconazole gây ảnh hưởng chức năng gan.

Ngoài ra có thể dùng Nystatin là thuốc điều trị nấm tại chỗ và không bị hấp thu qua da hay niêm mạc, hầu như không độc và không gây mẫn cảm. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhạy của Nystatin với nấm Candida ở miệng là 100% và Nystatin được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh bị nấm khi dùng Fluconazol không đáp ứng.

Theo BS.CK2. Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), nấm thực quản trên thế giới cũng như tại nước ta đủ phương tiện, thuốc để uống, xử lý. Bệnh chỉ cần điều trị bằng đường uống. Với một số trường hợp nấm bị kháng, điều trị sẽ phức tạp hơn và kết quả có thể đạt kết quả trên 90% hết nấm. Tuy nhiên có những trường hợp điều trị hết rồi vẫn có thể bị nhiễm lại do hệ thống miễn dịch không được cải thiện. Điều quan trọng là cần có sức đề kháng thật tốt ngăn chận nấm phát triển. Bệnh chủ yếu là do các vi khuẩn nấm candida có sẵn trong cơ thể lợi dụng sức đề kháng của chúng ta suy giảm đã tấn công và gây bệnh.

Các chuyên gia nhấn mạnh, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, nhiều đường cũng góp phần tăng nguy cơ nhiễm nấm. Do đó cần hạn chế ăn, uống thực phẩm có nhiều đường. Không nên kiêng cữ quá mức mà ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột, protein, chất xơ… nhằm tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Khi bị bệnh nên ăn những thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển nấm như tỏi, quả hạnh nhân, sữa chua…

Cách phòng ngừa nấm thực quản

Nấm là một bệnh lý cơ hội thường chỉ xảy ra khi có sự suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra cần:

- Tập luyện thể thao, tránh rượu bia, thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể

- Phòng ngừa bệnh HIV, lao.

- Tình dục an toàn.

- Dùng thuốc đúng chỉ định, không tự mua thuốc nhất là thuốc đông y không rõ nguồn gốc cũng gây ra nấm thực quản rất nguy hại.

- Không tự ý dùng kháng sinh, các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể như corticoid.

- Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 25 phút trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 2 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 5 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 5 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 18 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top