Hà Nội
23°C / 22-25°C

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm”

Thứ sáu, 07:00 02/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet – Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhà sử học (NSH) Hà Đình Đức, đã có rất nhiều đề án, dự án cải tạo sông Tô Lịch được đưa ra từ cuối những năm 70 đến nay, nhưng tất cả đều không đạt được như kỳ vọng, nên nếu sông Tô được cải tạo là dấu ấn nghìn năm của Thủ đô.

Đề án cải tạo sông Tô Lịch thành một công viên lịch sử - văn hoá – tâm linh đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là các chuyên gia về môi trường, sử học, văn hoá.

Ngày 01/10, thông tin với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS NSH Hà Đình Đức cho rằng: "Ở góc độ chuyên gia và cả là góc độ người dân, tôi rất muốn dòng sông ô nhiễm Tô Lịch được cải tạo. Chỉ cần làm sạch phần nào để bớt ô nhiễm, bớt mùi hôi thối thôi, chứ chưa nói đến là "biến" sông này thành công viên hay điểm du lịch. Nếu như thực sự cải tạo được sông Tô Lịch thì đó là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải là dấu ấn trăm năm".

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm” - Ảnh 2.

Theo PGS.TS.NSH Hà Đình Đức, từ thời khai sinh ra dòng sông và trải qua các thời kỳ Đại La - Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, sông Tô được biết đến là trung tâm, là cao điểm, là tiêu điểm, là tụ điểm, là linh điểm của Thủ đô. (Ảnh mô phỏng)

Lý giải cho sự quan điểm của mình, PGS Hà Đình Đức cho biết, dòng sông nào cũng có vận mệnh. Tô Lịch là tên của một nhân vật lịch sử họ Tô tên Lịch, từ cách đây 2.000 năm trước công nguyên.

Trải qua các thời kỳ Đại La - Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, sông Tô Lịch được biết đến là trung tâm, là cao điểm, là tiêu điểm, là tụ điểm, là linh điểm của Thủ đô. 

Theo PGS Hà Đình Đức, vào thế kỷ thứ 10, 11, 12, sông Tô Lịch ở giai đoạn huy hoàng, rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn người dân kinh thành đều ký thác cả đời sống văn hoá, tinh thần, đời sống kinh tế, đời sống quân sự vào dòng sông Tô.

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm” - Ảnh 3.

Theo PGS.TS NSH Hà Đình Đức, cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm. Ảnh: Ngô Nhung

Về nơi khởi nguồn của dòng nước sông Tô Lịch, PGS Hà Đình Đức cho hay: Sông Tô xưa là đường bao kinh thành, bắt nguồn từ sông Hồng bắc qua đoạn chợ Gạo (nay ở vị trí nền toà nhà Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam), đến dọc phố Nguyễn Siêu, hàng Buồm rồi kéo ra đoạn đường Phan Đình Phùng. Chính đoạn thành cổ ở phố Phan Đình Phùng ngày nay là hào của thành cổ sông Tô xưa. Sông Tô Lịch kéo dài dọc phố Thuỵ Khuê, lên đến khu đầu đường Hoàng Quốc Việt thì gặp sông Thiên Phụ (hiện sông này đã mất).

Ở thế kỷ 17, cảnh giao thương buôn bán trên sông vẫn diễn ra tấp nập. Sau này, do sự phát triển đô thị hoá, dòng sông bị ép hẹp dần. Cuối cùng thì sông Tô gần như là 1 rãnh thoát nước.

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm” - Ảnh 4.

Sông Tô Lịch hiện tại...

PGS Hà Đình Đức nhấn mạnh, ý định cải tạo sông Tô Lịch đã có từ rất lâu. Đặc biệt là cuối những năm 70, đầu những năm 80 (thế kỷ 20), Liên Hiệp quốc đã đưa ra dự án cải tạo sông Tô với hy vọng trở thành 1 con sông trong xanh, du lịch. Rồi những đề án cải tạo ở những năm 1998, 2000… nhưng tất cả đều không thành công.

Đến năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Cuối năm 2018, trước trận lụt lịch sử, người dân Thủ đô một lần duy nhất được chứng kiến sông Tô Lịch nước trong xanh, cuồn cuộn chảy.

"Đã nói là sông là phải có dòng chảy, sông không có dòng chảy ắt là sông "chết". Muốn làm sông "sống" lại, trước tiên là phải xử lý nước thải, tiếp đến mới tạo dòng chảy.

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm” - Ảnh 5.

...và sông Tô Lịch trở thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trong tương lai do Công ty JVE mô phỏng.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh, muốn mở rộng lòng sông thì phải kè lại bờ, kè thẳng đứng lên. Mà muốn kè được thì phải nạo vét, đào sâu lòng sông. Từ đó, mới có thể khai thác du lịch", PGS.TS NSH Hà Đình Đức nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ĐBQH Dương Trung Quốc cũng cho rằng: "Nếu phương án cải tạo, phục hồi mà gắn liền với đời sống tâm linh, cảnh quan thiên nhiên thì rất đáng làm và cần làm".

Còn GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thì nhấn mạnh, sông Tô Lịch ở Hà Nội không chỉ là vấn đề mỹ quan mà còn là vấn đề sức khoẻ của cộng đồng. Vì vậy, không có lý do gì mà người dân không ủng hộ việc "biến" một nguồn tài nguyên đã "chết" thành một nguồn tài nguyên "sống".

Sông Tô Lịch dài khoảng 15km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ (đoạn xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải.

Theo ước tính của Sở TN&MT Hà Nội, mỗi ngày 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.

Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã có công văn, báo cáo gửi tới lãnh đạo Thành ủy và UBND TP Hà Nội về đề xuất giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch" bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Cụ thể, giải pháp tổng thể sẽ giải quyết các vấn đề như: Thu gom nước thải; cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối; xử lý tầng bùn đáy; vấn đề xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; vấn đề thoát nước chống ngập khi mưa bão; vấn đề bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; phát triển du lịch...

Bảo Loan

PGS Hà Đình Đức: “Cải tạo được sông Tô Lịch là dấu ấn ngàn năm của Thủ đô chứ không phải trăm năm” - Ảnh 7.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
"Về nguồn" dâng hương Quốc tổ Hùng Vương và trao hơn 100 suất học bổng cho học sinh Phú Thọ

"Về nguồn" dâng hương Quốc tổ Hùng Vương và trao hơn 100 suất học bổng cho học sinh Phú Thọ

Xã hội - 1 giờ trước

Trong hai ngày 4-5/4/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Viện khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã thực hiện chuyến đi "về nguồn", dâng hương đền Hùng và phối hợp với UBND xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trao hơn 100 suất học bổng Hùng Vương cho các em học sinh nghèo ham học.

Hoa loa kèn trắng tinh khôi tô điểm phố phường Hà Nội ngày giao mùa

Hoa loa kèn trắng tinh khôi tô điểm phố phường Hà Nội ngày giao mùa

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Với người dân nơi đây, khi loa kèn nở cũng là lúc mùa hè gõ cửa. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục triệt để vi phạm PCCC tại 18 tòa nhà cao tầng, sẽ xử lý nghiêm nếu tiếp tục chây ỳ

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục triệt để vi phạm PCCC tại 18 tòa nhà cao tầng, sẽ xử lý nghiêm nếu tiếp tục chây ỳ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư của 18 tòa nhà cao tầng trên địa bàn khẩn trương khắc phục triệt để vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) còn tồn tại, điều tra làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật nếu tiếp tục chây ỳ...

Vì sao năm 2025 chưa có bảng lương mới?

Vì sao năm 2025 chưa có bảng lương mới?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định quản lý công chức theo vị trí việc làm, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành.

Làm việc nhà là 'cực hình' đối với 5 con giáp nữ này

Làm việc nhà là 'cực hình' đối với 5 con giáp nữ này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nếu bắt buộc phải làm, những con giáp này sẽ làm một cách qua loa đại khái hoặc thậm chí sẽ làm rối tinh rối mù mọi thứ lên.

Nhiều công viên Hà Nội được bỏ rào chắn, người dân vui mừng rèn luyện sức khỏe, sống xanh mỗi ngày

Nhiều công viên Hà Nội được bỏ rào chắn, người dân vui mừng rèn luyện sức khỏe, sống xanh mỗi ngày

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều công viên tại Hà Nội tiếp tục được dỡ bỏ hàng rào, mở rộng không gian phục vụ nhu cầu vui chơi, thể dục của người dân, góp phần nâng cao chất lượng không gian xanh đô thị.

Lật xe khách trong đêm ở Bình Định, nhiều người thương vong

Lật xe khách trong đêm ở Bình Định, nhiều người thương vong

Thời sự - 2 giờ trước

Một chiếc xe khách đang lưu thông trên Quốc lộ 19C, đến đoạn qua xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) bất ngờ bị lật.

Luật An ninh mạng giữa kỷ nguyên AI: "Đổi mới hay bị loại bỏ?"

Luật An ninh mạng giữa kỷ nguyên AI: "Đổi mới hay bị loại bỏ?"

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số phát triển bùng nổ, Luật An ninh mạng đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh cập nhật và thích ứng. Từ xu hướng kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới, deepfake, đến câu hỏi đầy tranh cãi: "AI có phải chịu trách nhiệm pháp lý?".

Tổ cảnh sát 141 ở Hà Nội phát hiện nhóm đối tượng giả danh 141 đang 'làm nhiệm vụ'

Tổ cảnh sát 141 ở Hà Nội phát hiện nhóm đối tượng giả danh 141 đang 'làm nhiệm vụ'

Pháp luật - 2 giờ trước

Nhóm đối tượng giả danh cảnh sát 141 để dừng xe, kiểm tra trái phép người đi đường đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội bắt giữ.

Không cần hộ chiếu (passport), năm 2025 công dân có thể dùng loại giấy tờ này để xuất nhập cảnh?

Không cần hộ chiếu (passport), năm 2025 công dân có thể dùng loại giấy tờ này để xuất nhập cảnh?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định công dân bắt buộc phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Năm 2025, công dân có thể dùng thẻ căn cước thay thế hộ chiếu hoặc giấy thông hành?

Top