Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải làm gì nếu virus Zika tái xuất ở Việt Nam?

Thứ sáu, 09:01 09/09/2016 | Y tế

GiadinhNet – Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi virus Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.

Virus Zika đang trở thành mối lo lắng của rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả khu vực Đông Nam á và Việt Nam. Trong đó, tại Singapore, chỉ trong 1 tuần, số ca mắc virus Zika đã lên tới 258 người, trong đó có cả phụ nữ mang thai.

Tại Việt Nam, từ tháng 4 đến nay đã phát hiện 3 ca dương tính với virus này. Hiện không có thêm trường hợp nào nhưng nguy cơ tái xuất ca mắc virus Zika ở nước ta là rất lớn.

Báo Gia đình & Xã hội xin giới thiệu bài viết của BSCKII Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương về virus Zika và những vấn đề thai phụ cần quan tâm.


BS Nguyễn Anh Tuấn siêu âm định kỳ cho thai phụ. Ảnh minh họa.

BS Nguyễn Anh Tuấn siêu âm định kỳ cho thai phụ. Ảnh minh họa.

Hiểu đúng về Zika

Virus Zika (ZIKV) là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã tìm thấy đầu tiên vào năm 1947.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Zika là căn bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi muỗi Aedes aegypti, cắn người bị bệnh sau đó truyền sang cho người khỏe mạnh, giống như bệnh sốt rét hay sốt Dengue (sốt xuất huyết), nhưng cũng có thể lây lan qua nhiễm trùng tử cung hoặc đường tình dục.

Cơ chế gây bệnh của virus Zika

Các nhà khoa học phát hiện thấy virus Zika chọn lọc gây nhiễm các tế bào hình thành vỏ não của thai nhi, hoặc lớp bên ngoài vỏ não. Làm cho các tế bào này chết thay vì phân chia bình thường để tạo ra các tế bào não mới.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra bằng cách tái lập trình tế bào trưởng thành, và có thể tạo ra mọi loại tế bào nào trong cơ thể, kể cả tế bào tiền thân thần kinh vỏ não. Còn các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não lại có nhiệm vụ làm tăng số lượng tế bào thần kinh chưa trưởng thành.

Sau khi tiếp xúc với virus, 90% các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não bị nhiễm bệnh, và bị “thâm nhập” để tạo ra những bản sao mới của virus, bên cạnh đó các gen cần thiết để kháng lại virus cũng không được kích hoạt, Điều này dẫn đến sự phát triển nhanh của virus đồng thời giải thích những biến chứng nặng nề của thai nhi.

Trong đa số trường hợp, các tế bào bị nhiễm virus đã tử vong, một số còn lại bị gián đoạn hoạt động của gen kiểm soát phân chia tế bào, điều này làm cho các tế bào mới không được sản sinh một cách hiệu quả. Hậu quả là thai của bà mẹ mắc Zika không phát triển được tổ chức não dẫn đến teo não, đến lượt cấu tạo xương vòm sọ do tổ chức não bị teo nên cũng không phát triển được tạo ra tật đầu nhỏ.

Nguy cơ gì cho thai phụ khi mắc Zika?

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khẳng định virus Zika chính là thủ phạm khiến hàng ngàn trẻ em mắc chứng teo não.

Gần đây, có một số báo cáo gợi ý rằng có thể có mối liên quan giữa virus Zika và các bất thường về thần kinh như: viêm tủy sống, bất thường về não…

Loại virus này cũng có thể có liên quan tới thai chết lưu và tổn thương mô ngoài não. Nó cũng có thể dẫn tới phù thai – tình trạng tích dịch bất thường trong ngăn bào thai – gây mất hoàn toàn mô não và chết thai lưu.

Xử lý với Zika như thế nào? Làm sao để biết bạn mắc Zika?

Trong hầu hết các trường hợp, Zika không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đa số các triệu chứng thường nhẹ, kéo dài vài ngày đến một tuần, người bệnh tự khỏi. Trường hợp bệnh nặng cần nhập viện không nhiều, nên hầu hết những người bị nhiễm virus Zika không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của Zika là sốt, phát ban, đau khớp, hoặc viêm kết mạc. Những triệu chứng khác bao gồm đau cơ và đau đầu.

Virus Zika thường vẫn còn trong máu của người bệnh khoảng một tuần hoặc hơn sau khi hết bệnh, cho nên vẫn có thể lây cho người khác.

Virus có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Virus này không được xếp vào dạng nguy hiểm với người trưởng thành. Do đó, người trưởng thành khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc sốt xuất huyết Dengue như sốt, xuất huyết dưới mọi hình thức (dưới da, nội tạng), đau mỏi cơ, khớp, đau mắt… nhưng với mức độ nhẹ hơn.

Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác đó là bệnh do virus Zika.

Để chẩn đoán đúng, cần tiến hành 2 phương pháp: đó là chẩn đoán huyết thanh học (tìm kháng thể trong máu người bệnh hoặc nghi mắc bệnh) và chẩn đoán sinh học phân tử, trong đó chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử là chính xác nhất.

Phân biệt với những bệnh khác

Các bệnh nhân mắc bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường có triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bệnh nhân mắc virus Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao hơn và sốt từng cơn, nổi hạch cũng như đau nhức cơ nhiều hơn, đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi).

Tật đầu nhỏ cũng có thể do nguyên nhân di truyền, chủng tộc không do zika, trường hợp này không có những triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm do virus.

Nên giữ hay bỏ thai khi mắc Zika?

Khi đã xác định bị mắc Zika, thai phụ hãy tới bệnh viện khám thông báo về tình trạng của mình và khám thai định kỳ theo chỉ định để sàng lọc, chẩn đoán xem thai nhi có bị đầu nhỏ hay không, trước khi quyết định bỏ hay giữ thai.

Việc sàng lọc và chẩn đoán để xem trẻ có bị hội chứng đầu nhỏ không có thể thực hiện hiệu quả và dễ dàng qua siêu âm, đo kích thước đầu thai nhi và sự phát triển của vòng đầu.

Khi tiến hành đo, bác sĩ sẽ theo dõi và so sánh chỉ số vòng đầu của đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus Zika theo chuẩn tuổi thai, để phát hiện tình trạng bất thường.

Người mẹ mang thai nhiễm virus Zika, không có nghĩa là sẽ phải phá bỏ thai hay đình chỉ thai nghén ngay lập tức.

Trong trường hợp phát hiện đứa trẻ bị hội chứng đầu nhỏ thì việc đình chỉ thai nghén là cần thiết. Vì những di chứng của hội chứng đầu nhỏ rất nặng nề về với trẻ. Khi chào đời trẻ có thể bị ảnh hưởng tới thần kinh, vận động, sự phát triển. Tuy nhiên quyết định còn tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 32 tuần thì việc ngừng là khó khăn, phức tạp.

Theo dõi thai phụ như thế nào?

Theo khuyến cáo của CDC, phụ nữ cần tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm soát sinh đẻ, khi mang thai nên tránh đi du lịch tới các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dịch Zika.

Phụ nữ mang thai đã đi du lịch đến các vùng có dịch Zika trở về, trong vòng hai tuần cần phải xét nghiệm nhiễm virus Zika. Nếu dương tính nên siêu âm để kiểm tra kích thước đầu thai nhi hoặc kiểm tra hàm lượng lắng đọng canxi trong não. Đây là hai tiêu chí thể hiện nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ.

Ngoài ra, cũng nên xét nghiệm nước ối, hay thủ thuật chọc ối để xác nhận sự hiện diện virus Zika.

Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.

Phụ nữ mang thai được xác định là có virus Zika cần được siêu âm 2 - 4 tuần/lần để theo dõi giải phẫu hoặc tăng trưởng của thai nhi.

CDC khuyến cáo, những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc, nhất thiết phải tư vấn bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, gây dị tật bẩm sinh.

Trong khi chưa có phương pháp điều trị cho tật đầu nhỏ, việc phát hiện sớm có thể giúp phụ nữ giải quyết những điều không mong muốn, nhất là ngừng mang thai hoặc có những giải pháp chăm sóc tốt hơn.

Không phải tất cả các thai phụ khi mắc Zika đều dẫn đến thai bị tật đầu nhỏ. Việc đình chỉ thai hay không còn tùy từng trường hợp mà có chỉ định khác nhau.

Do đó, hãy bình tĩnh khi ứng phó với Zika.

BSCKII Nguyễn Anh Tuấn

(Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top