Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải vào cuộc ngay

Thứ hai, 08:59 02/02/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Dương Quốc Trọng về quyết tâm của ngành dân số để đạt chỉ tiêu năm 2009 trong cuộc trò chuyện đầu năm Kỷ Sửu với PV Báo GĐ&XH.

Ông Dương Quốc Trọng.
Ông Trọng cho biết thêm, năm nay công tác DS-KHHGĐ sẽ có những điều kiện thuận lợi để khởi sắc, vượt qua những thách thức, bắt nhịp và nắm lấy vận hội lớn cùng đất nước.

 Xin ông cho biết, những điều kiện thuận lợi đó là gì?

-  Thuận lợi lớn nhất là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Về phía Đảng đã sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị. Trước Tết, Ban Bí thư đã nghe và đánh giá cao quá trình sơ kết này do Ban Cán sự Đảng bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Sau Tết, Bộ Chính trị sẽ ban hành Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47 – Đây là một văn bản hết sức quan trọng, tiếp tục định hướng cho công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai Kết luận của Bộ Chính trị.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 10, Pháp lệnh Dân số và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2009. Bộ Y tế đã có soạn thảo Nghị định (dự thảo) để trình Chính phủ, đã gửi đến các bộ, ban ngành có liên quan để xin ý kiến và ngay trong tuần làm việc đầu tháng 2 này, chúng tôi bắt đầu thu thập các ý kiến. Một đề án hết sức quan trọng, đó là Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo, hải đảo, tôi tin rằng trong quý I/2009, Chính phủ sẽ phê duyệt, ban hành. Cũng trong quý I này, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ dự thảo Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số.

Vừa qua, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có công văn 221 đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm Công điện 695 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ rõ những địa phương nào chưa bàn giao trụ sở tuyến tỉnh, huyện cho dân số phải bàn giao ngay, những nơi nào chưa chuyển cán bộ chuyên trách về Trạm Y tế xã thì phải làm ngay.

Vậy ngành dân số sẽ triển khai những bước cụ thể nào trong năm nay, thưa ông?

- Năm 2009, chúng ta phải chú trọng toàn diện hơn, đầy đủ hơn cả 3 lĩnh vực của dân số: Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn là quy mô dân số - tập trung vào nhiệm vụ giảm sinh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong những năm vừa qua ngành Dân số đã triển khai mô hình Chiến dịch truyền thông lồng ghép với đưa dịch vụ KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đây chính là “quả đấm thép” để thực hiện mục tiêu giảm sinh. Trước Tết, Tổng cục DS- KHHGĐ đã có văn bản gửi các Sở Y tế và các Chi cục DS- KHHGĐ về Hướng dẫn triển khai Chiến dịch. Ngay từ bây giờ, các địa phương cần triển khai ngay để năm 2009 dứt khoát phải đạt bằng được chỉ tiêu giảm sinh.

Về cơ cấu dân số: Hiện nay, tỉ số giới tính khi sinh đang ở mức báo động (112 trẻ trai/100 trẻ gái), nếu không có phản ứng và các biện pháp can thiệp kịp thời, chặn đứng tình trạng mất cân bằng, tỉ số này sẽ tăng cao như ở một số nước lân cận. Chính vì thế, ngành dân số sẽ chính thức triển khai đề án thí điểm can thiệp ở 10 tỉnh, thành (có tỉ lệ giới tính khi sinh cao) để làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.  Một điểm nữa là cần có kiến nghị với Đảng và Nhà nước tận dụng tối đa cơ cấu dân số vàng - cơ hội một lần duy nhất cho cả một đất nước, một dân tộc. Nếu chúng ta không biết tận dụng tối đa, cơ hội này qua đi nhanh chóng, chúng ta sẽ đứng trước những thách thức mới của cơ cấu dân số già.

Về chất lượng dân số, bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau từ thể chất, văn hóa, tinh thần. Đối với Tổng cục DS- KHHGĐ, sẽ tập trung vào một số vấn đề, đó là yếu tố “đầu vào” của quá trình dân số mà chúng ta đã có ít nhiều kinh nghiệm triển khai qua một vài năm trước đây, đó là: Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh nhằm giảm thiểu tỉ lệ dị tật đối với thai nhi. Thời gian qua, Tổng cục đã triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh  tại 10 tỉnh, thành phía Bắc và 14 tỉnh, thành phía Nam, năm 2009 sẽ tiếp tục mở rộng ở 7 tỉnh, thành miền Trung; tiếp tục thực hiện tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để các cặp vợ chồng có được sức khỏe tốt nhất và cho ra đời những đứa con khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hiện tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng, nhất là ở phụ nữ mang thai vẫn đang tiếp tục gia tăng, nếu như dự phòng được lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng – có thể hạ tỉ lệ này xuống dưới 2 – 5% so với 30% khi chưa được dự phòng. Mảng công việc này có thể phối hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế để thực hiện như một hợp phần trong công tác sàng lọc trước sinh.

Có nhiều người đặt ra câu hỏi là trong vòng 15 – 20 năm nữa chúng ta bước vào cơ cấu dân số già, thì đâu cần phải làm quyết liệt công tác giảm sinh? Ông có thể cho biết quan điểm về vấn đề này?
 

Công tác dân số giai đoạn mới chú trọng toàn diện ở cả quy mô, cơ cấu và chất lượng (Ảnh: Hà Thư).

- Giảm sinh là nhiệm vụ chủ yếu của công tác dân số nước ta từ trước đến nay. Tới đây chúng ta vẫn tiếp tục làm, vì kết quả giảm sinh của nước ta chưa thực sự vững chắc, tâm lý tập quán của người dân vẫn muốn đông con nhiều cháu, thích có con trai. Nếu “thả” ra thì chắc chắn dân số lại “bùng” lên. Ngay cả các cán bộ, Đảng viên dù đã có ý thức phải gương mẫu, có trách nhiệm với cộng đồng nhưng ở góc độ cá nhân, trong thâm tâm nhiều người vẫn thích sinh thêm con, thích có con trai. Hiện nay, dân số nước ta vẫn tiếp tục gia tăng vì cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ thì mới có 1 người bước ra độ tuổi đó. Vì thế, nếu chúng ta không duy trì công tác giảm sinh, nghĩa là chúng ta sẽ có một gánh nặng “kép” trong thời gian tới: Áp lực gánh nặng của quy mô dân số và các thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi. Và hiển nhiên, chúng ta không thể tận dụng được thời cơ của dân số vàng, đưa đất nước phát triển vượt bậc như các nước phát triển đã làm được.

Tuy nhiên, chỉ tiêu giảm sinh sẽ giảm dần theo từng thời kỳ. Năm nay, chỉ tiêu Quốc hội giao là 0,2%o, nhưng sẽ đến lúc giảm xuống còn 0,1%o thậm chí là 0%o để ổn định dân số ở từng thời điểm. Sau khoảng một thời gian nữa, mức sinh thay thế đã ổn định, chúng ta sẽ tập trung vào các lĩnh vực khác của dân số để nâng cao chất lượng dân số. Lúc đó, kế hoạch hóa gia đình sẽ là nhu cầu tự thân của mỗi người. Tôi hình dung công tác dân số như nền kinh tế: có lúc lạm phát phi mã, phải kiềm chế lạm phát và có lúc lại đứng trước tình trạng thiểu phát, lại phải kích cầu. Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn “kiềm chế lạm phát” - kiềm chế tốc độ gia tăng dân số nhưng một vài chục năm nữa, khi nền kinh tế tăng trưởng cao, người dân không có nhu cầu sinh nhiều con khi đó sẽ phải áp dụng biện pháp “kích cầu” - khuyến khích người dân sinh con.

 Ông có dự báo gì cho công tác DS-KHHGĐ năm 2009?

- Năm nay với khối lượng công việc lớn, trên các lĩnh vực của công tác dân số, đòi hỏi toàn ngành vào cuộc ngay. Nếu cứ đủng đỉnh thì chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với một hệ thống tổ chức hiện nay, trong thời gian tới ngành dân số phải gắn kết hơn nữa, tạo sự đồng tâm hiệp lực từ Trung ương đến địa phương, với sự đồng lòng nhất trí của toàn thể cán bộ ngành dân số, với sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, tôi tin rằng công tác DS-KHHGĐ sẽ đi vào nền nếp, đạt kết quả tốt, đạt chỉ tiêu giảm sinh Quốc hội giao và tiến tới thực hiện nhiều thành công trong lĩnh vực chất lượng dân số.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thư (thực hiện)

 

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Top