Phân biệt con tôm và con tép
Sẽ có độc giả bật cười rằng tôm - tép có gì mà không phân biệt được, nhưng người ở các địa phương khác nhau nói vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi.
Khái niệm tôm và tép không giống nhau ở một số địa phương. Trong khi nhiều địa phương gọi con tép là sinh vật có nhiều đặc điểm giống tôm nhưng kích thước bé hơn thì với người dân nhiều địa phương khác, tép là từ để gọi những con cá nhỏ tiu tiu, thuộc nhiều loài cá khác nhau. Chính vì vậy mà trong các cuộc trò chuyện, không ít lần tranh cãi xảy ra khi mọi người tranh luận thế nào là con tôm, thế nào là con tép.
Thay vì phân định đúng sai trong những khác biệt của ngôn ngữ địa phương, bạn cần biết phân biệt con tôm và con tép trong ngôn ngữ phổ thông, được quy ước là chuẩn mực, cũng như định nghĩa của sinh vật học về tôm và tép.
Phân biệt con tôm và con tép
Định nghĩa về tôm, tép và cá theo sinh vật học
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thuỷ sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1), cho biết, tôm và tép đều thuộc nhóm động vật giáp xác (Crustacea) hay còn gọi là giáp xác 10 chân. Đây là một phân ngành của ngành chân khớp, gồm hơn 44.000 loài như tôm hùm biển, tôm sú, tôm he, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm sông, tôm đồng, moi....

Hình ảnh bên trái là con tôm, bên phải là con tép.
Tôm, tép đa phần là động vật ăn tạp, bao gồm các loài sống ở nước biển (như tôm hùm) và các loài sống ở vùng nước ngọt (như tôm đồng) hay nước lợ (như tôm càng xanh). Chúng di chuyển trong nước bằng cách bò, bơi bằng cách khua chân hoặc trong một số trường hợp là bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.
Trong khi đó, cá thuộc về ngành động vật có xương sống, nằm cao hơn động vật chân khớp trên bậc thang tiến hóa. Hiện có khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có xương sống.
Như vậy, trong khoa học, cá là cá và tép là tép, chúng thuộc 2 ngành động vật khác nhau. Khoa học cũng phân biệt rõ tôm và tép, thay vì gọi là "con tôm to và con tôm nhỏ" như ở một số địa phương.
Điểm khác nhau giữa con tôm và tép
Theo chuyện gia Nguyễn Thị Hà, tôm và tép có sự khác nhau về kích thước khi trưởng thành, màu sắc và cách sinh sản, cụ thể trong bảng sau:
TÔM | TÉP | |
Đặc điểm | Là động vật giáp xác (Crustacea) thuộc bộ 10 chân (Decapoda) sống ngoài tự nhiên trong môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Một số loài đưa về sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao đạt năng suất cao, thời gian nuôi 3-12 tháng tùy loài. | Cũng là động vật giáp xác cùng bộ với tôm nhưng khác họ, khác loài. Sinh sản tự nhiên trong ao nước ngọt, được thu hoạch liên tục hàng ngày. |
Tên thường gọi | Tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he, tôm càng xanh, tôm càng đỏ, tôm tít… | Tên gọi đa dạng, tùy thuộc vào từng địa phương cũng như đặc điểm của tép mà có các tên gọi khác nhau như: |
Kích thước khi trưởng thành | Cơ thể dài tới 100-300mm, tùy từng loài tôm và vùng sinh thái chúng sinh sống, thời gian nuôi. Thường tôm đực có kích thước lớn hơn tôm cái. | Phần thân dài tối đa 10-20mm gần như đồng đều nhau. Đến thời điểm nhất định, chúng tự chết rạc trong ao, không thể tăng kích thước dù có nuôi trong thời gian dài. |
Sinh sản | Sinh sản ngoài tự nhiên, một số loài đã được thuần dưỡng đưa vào sinh sản nhân tạo như tôm sú, tôm thẻ chân trắng… | Sinh sản tự nhiên, một vòng đời sinh sản 3 lần, con cái mang trứng ở phần bụng |
Phân loại con tôm và con tép bằng cảm quan
Dựa vào cấu tạo bên ngoài, theo ThS Nguyễn Thị Hà nêu đặc điểm phân biệt tép và một số loài tôm, tép như sau:
- Tôm hùm bông - P. ornatus (hay còn gọi tôm hùm sao): K ích thước thương phẩm to, trọng lượng đạt hơn 1 kg/con, có con lên tới 2,5-3 kg tùy theo thời gian nuôi.

Nó được gọi là tôm hùm bông vì thân hình có những đường nét, họa tiết đốm hoa văn.
- Tôm hùm tre - P. polyphagus: Kích thước thương phẩm nhỏ hơn tôm hùm bông, đạt 0,2-0,5 kg/con, được nuôi phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Tôm hùm tre có lớp vỏ khá mỏng, nhiều thịt.
- Tôm càng xanh - M. rosenbergii: Kích thước thương phẩm đạt 0,1-2 kg tùy theo thời gian nuôi, con tôm đực có đôi càng rất to, tôm cái kích thước nhỏ hơn tôm đực. Tôm được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôm càng xanh nuôi thương phẩm trong nước ngọt.
- Tôm sú - P. Monodon: Là loài tôm sống ở đáy nên màu sắc hơi sẫm, kích thước thương phẩm thường đạt từ 5-50 con/kg tùy theo thời gian nuôi; đã được sinh sản nhân tạo và nuôi rộng rãi các tỉnh ven biển Việt Nam.

Tôm sú được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích.
- Tôm thẻ chân trắng - P.Vanamei: Sinh trưởng nhanh, nuôi mật độ dày, năng suất cao, là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; đã được sinh sản nhân tạo và nuôi rộng rãi các tỉnh ven biển Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng là món ăn phổ biến hằng ngày của người Việt Nam.
- Tép riu - C. flavilineata: Kích thước rất nhỏ, thường dùng để nấu canh, làm mắm tép và làm mồi cho một số loài động vật quý hiếm.

Tép được bán với giá rẻ hơn tôm, được dùng để chế biến một số món ăn.
Trên đây là những thông tin phân tích cụ thể của chuyên gia Nguyễn Thị Hà về việc phân biệt con tôm và con tép, giúp độc giả có cơ sở để tham khảo, để không bị nhầm lẫn giữa hai loài này.

Loại cá có nhiều vào tháng 4 đem nấu với 'sốt bí truyền' này vừa thơm, vị chua ngọt cực ngon
Ăn - 6 giờ trướcVới công thức kho cá cùng nước sốt "bí truyền" này, chắc chắn bạn sẽ không cầm được lòng mà thực hiện ngay.

Loại hạt nhỏ nhưng giàu omega-3 hơn cá hồi, tốt cho tim mạch và não bộ
Ăn - 21 giờ trướcGĐXH - Omega-3 là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng não bộ và hỗ trợ giảm viêm. Nhiều người nghĩ rằng cá hồi là nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất, nhưng ít ai biết rằng hạt chia – một loại hạt nhỏ bé nhưng lại chứa hàm lượng omega-3 cao hơn cả cá hồi.

Uống nước dứa ngâm giảm cân: Đây là 2 cách pha nước dứa đạt hiệu quả bất ngờ
Ăn - 22 giờ trướcThay vì ngâm đường theo kiểu truyền thống, các chuyên gia khuyến nghị nên dùng các phương pháp chế biến nhẹ nhàng hơn...

Bật mí cách làm siro cóc chua ngọt giải nhiệt mùa hè
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cóc là loại trai cây thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Trong bài dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách làm siro cóc vừa chua ngọt vừa ngon miệng cho cả gia đình thưởng thức.

Đặc sản Cửa Lò níu chân khách du lịch
Ăn - 1 ngày trướcSKĐS - Biển Cửa Lò là nơi luôn hấp dẫn du khách không chỉ bởi các loại hình du lịch văn hoá, từ làng vạn chài đến các di tích, lễ hội độc đáo mà còn bởi bãi biển xanh ngắt, cát trắng mịn màng.

3 món ăn 'nhất định phải có' trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ăn - 1 ngày trướcMùa nắng nóng, mâm cơm nhà không chỉ cần ngon miệng mà còn nên có những món giúp giải nhiệt, mát gan để cơ thể luôn nhẹ nhõm và khỏe mạnh.

Bà bầu nên uống nước gì?
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Việc bổ sung đủ nước trong giai đoạn thai kỳ là rất quan trọng. Vậy bà bầu nên uống nước gì, cùng tìm hiểu các loại nước tốt cho bà bầu trong bài viết sau đây.

Món bún riêu tôm độc đáo mà Tăng Thanh Hà nấu mời Lương Mạnh Hải có gì đặc biệt?
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Tăng Thanh Hà trổ tài nấu bún riêu cua, biến tấu thêm tôm càng xanh cho đậm đà để đãi Lương Mạnh Hải.

Lợi ích của các loại nước uống có tính kiềm bạn nên biết
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Thay vì chỉ uống nước lọc, hãy thử đa dạng hóa đồ uống với danh sách các loại nước uống có tính kiềm dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những lợi ích mà chúng mang lại.

Chợ Việt có 1 loại quả là 'kem chống nắng tự nhiên', chống tia UV: Làm 3 món ăn vừa ngon lại ngọt mát, đưa vị vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcHãy "thủ" sẵn những công thức làm món ngon từ loại quả này để sẵn sàng bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng nóng chói chang trong những ngày tháng sắp tới nhé!

Loại hạt nhỏ nhưng giàu omega-3 hơn cá hồi, tốt cho tim mạch và não bộ
ĂnGĐXH - Omega-3 là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng não bộ và hỗ trợ giảm viêm. Nhiều người nghĩ rằng cá hồi là nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất, nhưng ít ai biết rằng hạt chia – một loại hạt nhỏ bé nhưng lại chứa hàm lượng omega-3 cao hơn cả cá hồi.